Vòng chung kết World Cup 2022 tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 - 18/12. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ World Cup được tổ chức vào mùa Đông, thay vì diễn ra vào mùa Hè như thường lệ. Theo đó, hàng triệu người hâm mộ trái bóng tròn trên thế giới sẽ đến Qatar để theo dõi những trận bóng hấp dẫn cũng như cổ vũ cho đội bóng yêu thích.Để đảm bảo an ninh cho sự kiện thể thao hấp dẫn World Cup 2022, Qatar yêu cầu người hâm mộ vào sân phải tuân thủ chặt chẽ các quy định giám sát bằng công nghệ sinh trắc học.Theo đó, khoảng 15.000 camera của Qatar sẽ hoạt động hết công suất để xác định danh tính của mỗi fan hâm mộ bóng đá cũng như giám sá hoạt động khi họ tới xem các trận đá bóng ở 8 sân vận động cũng như các họat động trên các đường phố trong thời gian diễn ra World Cup 2022.Qatar không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng công nghệ sinh trắc học để theo dõi hoạt động của người hâm mộ bóng đá. Trước đó, một số câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu đã áp dụng công nghệ giám sát an ninh tiên tiến này. Trong số này, các câu lạc bộ triển khai nhiều nhất là công nghệ nhận diện khuôn mặt.Kể từ năm 2019, sân Brondby của Đan Mạch triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác minh vé vào sân của khán giả.Tương tự, câu lạc bộ Metz của Pháp tiến hành thử nghiệm thiết bị nhận dạng khuôn mặt để xác định những người hâm mộ quá khích bị cấm đến sân Saint-Symphorien. Người hâm mộ trái bóng tròn tại Hà Lan cũng phải quét sinh trắc học để vào sân Goffert của câu lạc bộ NEC Nijmegen.Thêm nữa, Manchester City được cho là đã thuê công ty Blink Identity có trụ sở tại Texas, Mỹ vào năm 2019 để triển khai hệ thống nhận dạng khuôn mặt tại sân Etihad. Cụ thể, nếu một người hâm mộ nào đó được nhận diện rằng đã mua vé, hệ thống sẽ bật đèn xanh để cho phép họ tiến vào sân. Ngược lại, đèn sẽ báo màu vàng và người đó sẽ không thể bước qua cổng.Vào tháng 6/2021, câu lạc bộ Valencia ký hợp đồng với công ty sinh trắc học FacePhi để thiết kế và triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại sân Mestalla trong mùa giải tới.Dù việc áp dụng công nghệ sinh trắc học đem đến những lợi ích to lớn nhưng vẫn xảy ra một số sai sót. Ví dụ như năm 2017, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã xác định nhầm hơn 2.000 người có thể là tội phạm khi họ tới xem trận chung kết Champions League 2017 ở Cardiff, Vương quốc Anh.Hệ thống này ngay sau đó bị đình chỉ hoạt động sau khi tòa án ra phán quyết. Phải tới đầu năm 2022, hệ thống này mới được triển khai lại sau khi khắc phục lỗi và có những cải tiến.Mời độc giả xem video: Những điều bạn chưa biết về Tiến Linh: Cầu thủ vàng mở màn phá lưới Indo ở vòng loại World Cup 2022. Nguồn: Yan News.
Vòng chung kết World Cup 2022 tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 - 18/12. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ World Cup được tổ chức vào mùa Đông, thay vì diễn ra vào mùa Hè như thường lệ. Theo đó, hàng triệu người hâm mộ trái bóng tròn trên thế giới sẽ đến Qatar để theo dõi những trận bóng hấp dẫn cũng như cổ vũ cho đội bóng yêu thích.
Để đảm bảo an ninh cho sự kiện thể thao hấp dẫn World Cup 2022, Qatar yêu cầu người hâm mộ vào sân phải tuân thủ chặt chẽ các quy định giám sát bằng công nghệ sinh trắc học.
Theo đó, khoảng 15.000 camera của Qatar sẽ hoạt động hết công suất để xác định danh tính của mỗi fan hâm mộ bóng đá cũng như giám sá hoạt động khi họ tới xem các trận đá bóng ở 8 sân vận động cũng như các họat động trên các đường phố trong thời gian diễn ra World Cup 2022.
Qatar không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng công nghệ sinh trắc học để theo dõi hoạt động của người hâm mộ bóng đá. Trước đó, một số câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu đã áp dụng công nghệ giám sát an ninh tiên tiến này. Trong số này, các câu lạc bộ triển khai nhiều nhất là công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Kể từ năm 2019, sân Brondby của Đan Mạch triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác minh vé vào sân của khán giả.
Tương tự, câu lạc bộ Metz của Pháp tiến hành thử nghiệm thiết bị nhận dạng khuôn mặt để xác định những người hâm mộ quá khích bị cấm đến sân Saint-Symphorien. Người hâm mộ trái bóng tròn tại Hà Lan cũng phải quét sinh trắc học để vào sân Goffert của câu lạc bộ NEC Nijmegen.
Thêm nữa, Manchester City được cho là đã thuê công ty Blink Identity có trụ sở tại Texas, Mỹ vào năm 2019 để triển khai hệ thống nhận dạng khuôn mặt tại sân Etihad. Cụ thể, nếu một người hâm mộ nào đó được nhận diện rằng đã mua vé, hệ thống sẽ bật đèn xanh để cho phép họ tiến vào sân. Ngược lại, đèn sẽ báo màu vàng và người đó sẽ không thể bước qua cổng.
Vào tháng 6/2021, câu lạc bộ Valencia ký hợp đồng với công ty sinh trắc học FacePhi để thiết kế và triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại sân Mestalla trong mùa giải tới.
Dù việc áp dụng công nghệ sinh trắc học đem đến những lợi ích to lớn nhưng vẫn xảy ra một số sai sót. Ví dụ như năm 2017, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã xác định nhầm hơn 2.000 người có thể là tội phạm khi họ tới xem trận chung kết Champions League 2017 ở Cardiff, Vương quốc Anh.
Hệ thống này ngay sau đó bị đình chỉ hoạt động sau khi tòa án ra phán quyết. Phải tới đầu năm 2022, hệ thống này mới được triển khai lại sau khi khắc phục lỗi và có những cải tiến.
Mời độc giả xem video: Những điều bạn chưa biết về Tiến Linh: Cầu thủ vàng mở màn phá lưới Indo ở vòng loại World Cup 2022. Nguồn: Yan News.