Năm 1972, một nhà sinh thái học trẻ tuổi tên là Hjalmar Thiel đã mạo hiểm đến một vùng xa xôi của Thái Bình Dương được gọi là Vùng Clarion – Clipperton (CCZ). Đáy biển đó chứa một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới về "kho báu" khổng lồ chưa được khai thác.Các chuyên gia sau khi xem xét đã kinh ngạc phát hiện rằng: Khoảng 4.000 mét dưới bề mặt đại dương, vực thẳm của CCZ chứa hàng nghìn tỷ " nốt mangan" giống ụ đất.Đây chính là những mỏ có kích thước bằng củ khoai tây chứa đầy 40 kim loại công nghiệp gồm mangan, niken, đồng, coban (hỗ trợ điều trị bệnh ung thư) và một số kim loại quý khác.Mọi mối quan tâm về kim loại thời điểm đó đều tập trung vào khai thác "nốt mangan". Gần 0,5 tỷ USD đã được đầu tư để xác định vị trí các mỏ tiềm năng và nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, chế luyện nốt sần.Vào cuối những năm 70, hai công ty liên doanh quốc tế đã thành công thu thập số lượng hàng trăm tấn "nốt mangan" ở độ sâu gần 5.500 m tại phía đông xích đạo biển Thái Bình Dương. Một lượng lớn niken, đồng và coban sau đó được chiết xuất từ các nốt bằng cách sử dụng phương pháp luyện kim thủy lực.Không để đối thủ khai thác hết "mỏ vàng", Kennecott, một công ty xây dựng đã tạo ra hệ thống khai thác lớn, có khả năng xử lý 15.000 tấn "nốt mangan" mỗi ngày, vận hành ở vùng nước sâu hơn, bất chấp những nguy hại môi trường được cảnh báo.Tuy nhiên, việc khai thác "nốt mangan" của Kennecott đã gây ra sự thay đổi môi trường sống của các sinh vật đáy hoặc trạng thái lơ lửng của trầm tích, làm tắc nghẽn các bộ lọc.Khi việc khai thác CCZ bắt đầu, khung cảnh dưới đáy đại dương sẽ trông như thế này: Những chiếc máy robot lớn như máy gặt đập liên hợp sẽ bò dọc theo, nhặt những "nốt mangan" và hút khoảng 10 cm trên cùng của lớp trầm tích mềm cùng với chúng.Các nhà khoa học cho biết do các "nốt mangan" phát triển rất chậm nên việc khai thác chúng sẽ loại bỏ chúng vĩnh viễn khỏi đáy biển "một cách hiệu quả". Các "nốt mangan" là môi trường sống không thể thay thế của nhiều sinh vật sống trong vùng CCZ.“Đối với hầu hết các loài động vật ở vùng lân cận, việc khai thác sẽ gây thảm họa. Nó sẽ quét sạch hầu hết các loài động vật lớn và mọi thứ dính vào các "nốt mangan"” - Henko de Stigter, một nhà khoa học hệ thống đại dương tại Viện Nghiên cứu Biển Hoàng gia Hà Lan ở Texel, cho biết.Tác động của việc khai thác khoáng sản trong CCZ sẽ rộng hơn nhiều so với việc chỉ giết chết hệ sinh thái xung quanh các "nốt mangan". Khi máy móc thu gom di chuyển qua đáy biển, chúng sẽ khuấy động những đám mây trầm tích mềm kéo dài hàng chục nghìn km. Ở mật độ cao, các luồng trầm tích có thể chôn vùi và làm chết các động vật dưới đáy biển.Hiện nay, một số công nghệ và thiết bị khai thác biển sâu đã được cải tiến đáng kể nhưng giới nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và thử nghiệm các phương pháp khai thác "nốt mangan" mà có thể hạn chế nguy cơ ảnh hưởng hệ sinh thái biển.Mời các bạn xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THĐT
Năm 1972, một nhà sinh thái học trẻ tuổi tên là Hjalmar Thiel đã mạo hiểm đến một vùng xa xôi của Thái Bình Dương được gọi là Vùng Clarion – Clipperton (CCZ). Đáy biển đó chứa một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới về "kho báu" khổng lồ chưa được khai thác.
Các chuyên gia sau khi xem xét đã kinh ngạc phát hiện rằng: Khoảng 4.000 mét dưới bề mặt đại dương, vực thẳm của CCZ chứa hàng nghìn tỷ " nốt mangan" giống ụ đất.
Đây chính là những mỏ có kích thước bằng củ khoai tây chứa đầy 40 kim loại công nghiệp gồm mangan, niken, đồng, coban (hỗ trợ điều trị bệnh ung thư) và một số kim loại quý khác.
Mọi mối quan tâm về kim loại thời điểm đó đều tập trung vào khai thác "nốt mangan". Gần 0,5 tỷ USD đã được đầu tư để xác định vị trí các mỏ tiềm năng và nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, chế luyện nốt sần.
Vào cuối những năm 70, hai công ty liên doanh quốc tế đã thành công thu thập số lượng hàng trăm tấn "nốt mangan" ở độ sâu gần 5.500 m tại phía đông xích đạo biển Thái Bình Dương. Một lượng lớn niken, đồng và coban sau đó được chiết xuất từ các nốt bằng cách sử dụng phương pháp luyện kim thủy lực.
Không để đối thủ khai thác hết "mỏ vàng", Kennecott, một công ty xây dựng đã tạo ra hệ thống khai thác lớn, có khả năng xử lý 15.000 tấn "nốt mangan" mỗi ngày, vận hành ở vùng nước sâu hơn, bất chấp những nguy hại môi trường được cảnh báo.
Tuy nhiên, việc khai thác "nốt mangan" của Kennecott đã gây ra sự thay đổi môi trường sống của các sinh vật đáy hoặc trạng thái lơ lửng của trầm tích, làm tắc nghẽn các bộ lọc.
Khi việc khai thác CCZ bắt đầu, khung cảnh dưới đáy đại dương sẽ trông như thế này: Những chiếc máy robot lớn như máy gặt đập liên hợp sẽ bò dọc theo, nhặt những "nốt mangan" và hút khoảng 10 cm trên cùng của lớp trầm tích mềm cùng với chúng.
Các nhà khoa học cho biết do các "nốt mangan" phát triển rất chậm nên việc khai thác chúng sẽ loại bỏ chúng vĩnh viễn khỏi đáy biển "một cách hiệu quả". Các "nốt mangan" là môi trường sống không thể thay thế của nhiều sinh vật sống trong vùng CCZ.
“Đối với hầu hết các loài động vật ở vùng lân cận, việc khai thác sẽ gây thảm họa. Nó sẽ quét sạch hầu hết các loài động vật lớn và mọi thứ dính vào các "nốt mangan"” - Henko de Stigter, một nhà khoa học hệ thống đại dương tại Viện Nghiên cứu Biển Hoàng gia Hà Lan ở Texel, cho biết.
Tác động của việc khai thác khoáng sản trong CCZ sẽ rộng hơn nhiều so với việc chỉ giết chết hệ sinh thái xung quanh các "nốt mangan". Khi máy móc thu gom di chuyển qua đáy biển, chúng sẽ khuấy động những đám mây trầm tích mềm kéo dài hàng chục nghìn km. Ở mật độ cao, các luồng trầm tích có thể chôn vùi và làm chết các động vật dưới đáy biển.
Hiện nay, một số công nghệ và thiết bị khai thác biển sâu đã được cải tiến đáng kể nhưng giới nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và thử nghiệm các phương pháp khai thác "nốt mangan" mà có thể hạn chế nguy cơ ảnh hưởng hệ sinh thái biển.