Vụ nổ siêu tân tinh loại Ia xảy ra khi một ngôi sao lùn trắng dày đặc lấn át một ngôi sao khác, đây là một trong những sự kiện tàn khốc nhất vũ trụ mà các lý thuyết thiên văn từng đề cập. Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên trên Trái đất về một vụ nổ siêu tân tinh như vậy.Tuyên bố được đưa ra khi nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Jan Kramers từ Trường Đại học Johannesburg, Nam Phi đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học hiện đại nhằm tìm hiểu chi tiết về một mẫu đá Hypatia được tìm thấy ở Ai Cập vào năm 1996.Đá Hypatia từ lâu đã được xác định là thứ không thuộc về Trái Đất. Đây không phải lần đầu những vật thể đẹp đẽ ngoài hành tinh xuất hiện trên đất nước Ai Cập.Trong các lăng mộ, kim tự tháp Ai Cập cổ đại, các nhà nghiên cứu đã nhiều lần khai quật được trang sức làm bằng vật liệu từ ngoài hành tinh. Điều này cho thấy Ai Cập có thể là một nơi hạ cánh ưa thích của các thiên thạch và tiểu hành tinh trong thời buổi sơ khai của Trái Đất.Các dấu hiệu bao gồm thành phần hóa học và hoa văn trên mảnh đá Hypatia cho thấy chúng chứa những vật liệu từ đám mây bụi và khí bao quanh các siêu tân tinh loại Ia."Có thể nói rằng chúng ta đã tìm thấy bằng chứng về vụ nổ siêu tân tinh loại Ia, bởi vì các nguyên tử khí từ vụ nổ đã bị cuốn vào đám mây bụi xung quanh, cuối cùng tạo thành cơ thể mẹ của Hypatia", nhà địa hóa học Jan Kramers cho biết.Sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học chi tiết, không phá hủy các mảnh Hypatia, nhóm nghiên cứu đã xem xét 17 mục tiêu khác nhau trên một mẫu Hypatia nhỏ bé. Từ đó, người ta đặt ra câu hỏi về việc chắp nối các manh mối về vị trí của viên đá và cách nó hình thành.Mảnh Hypatia được phân tích có nồng độ silic, crom và mangan thấp bất thường, cho thấy nó không thuộc về hệ Mặt Trời; đồng thời có hàm lượng sắt, lưu huỳnh, phốt pho, đồng và vanadium cao, cho thấy nó cũng không ra đời ở vùng không gian lân cận.Tỉ lệ sắt so với silic và canxi cũng cho thấy nó không đến từ siêu tân tinh loại II thông thường. 15 nguyên tố khác cũng chỉ ra thành phần liên quan đến sao lùn trắng dày đặc, giúp các nhà khoa học liên kết thẳng đến siêu tân tinh loại Ia "trong truyền thuyết".Tuy nhiên, viên đá cũng chứa 6 nguyên tố khác không đến từ siêu tân tinh loại Ia, đó là nhôm, phốt pho, clo, kali, đồng, kẽm.Kramers đưa ra giả thuyết: “Vì một ngôi sao lùn trắng được hình thành từ một ngôi sao khổng lồ đỏ sắp chết, nên Hypatia có thể đã thừa hưởng 6 nguyên tố khác này từ một ngôi sao khổng lồ đỏ. Hiện tượng này đã được quan sát thấy ở các ngôi sao lùn trắng trong một nghiên cứu khác."Các nhà nghiên cứu sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết rõ ràng vấn đề, nhưng tại thời điểm này, có vẻ như mẫu đá bí ẩn này đã đi được một chặng đường rất dài.Mời quý độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ | VTV24.
Vụ nổ siêu tân tinh loại Ia xảy ra khi một ngôi sao lùn trắng dày đặc lấn át một ngôi sao khác, đây là một trong những sự kiện tàn khốc nhất vũ trụ mà các lý thuyết thiên văn từng đề cập. Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên trên Trái đất về một vụ nổ siêu tân tinh như vậy.
Tuyên bố được đưa ra khi nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa hóa học Jan Kramers từ Trường Đại học Johannesburg, Nam Phi đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học hiện đại nhằm tìm hiểu chi tiết về một mẫu đá Hypatia được tìm thấy ở Ai Cập vào năm 1996.
Đá Hypatia từ lâu đã được xác định là thứ không thuộc về Trái Đất. Đây không phải lần đầu những vật thể đẹp đẽ ngoài hành tinh xuất hiện trên đất nước Ai Cập.
Trong các lăng mộ, kim tự tháp Ai Cập cổ đại, các nhà nghiên cứu đã nhiều lần khai quật được trang sức làm bằng vật liệu từ ngoài hành tinh. Điều này cho thấy Ai Cập có thể là một nơi hạ cánh ưa thích của các thiên thạch và tiểu hành tinh trong thời buổi sơ khai của Trái Đất.
Các dấu hiệu bao gồm thành phần hóa học và hoa văn trên mảnh đá Hypatia cho thấy chúng chứa những vật liệu từ đám mây bụi và khí bao quanh các siêu tân tinh loại Ia.
"Có thể nói rằng chúng ta đã tìm thấy bằng chứng về vụ nổ siêu tân tinh loại Ia, bởi vì các nguyên tử khí từ vụ nổ đã bị cuốn vào đám mây bụi xung quanh, cuối cùng tạo thành cơ thể mẹ của Hypatia", nhà địa hóa học Jan Kramers cho biết.
Sử dụng các kỹ thuật phân tích hóa học chi tiết, không phá hủy các mảnh Hypatia, nhóm nghiên cứu đã xem xét 17 mục tiêu khác nhau trên một mẫu Hypatia nhỏ bé. Từ đó, người ta đặt ra câu hỏi về việc chắp nối các manh mối về vị trí của viên đá và cách nó hình thành.
Mảnh Hypatia được phân tích có nồng độ silic, crom và mangan thấp bất thường, cho thấy nó không thuộc về hệ Mặt Trời; đồng thời có hàm lượng sắt, lưu huỳnh, phốt pho, đồng và vanadium cao, cho thấy nó cũng không ra đời ở vùng không gian lân cận.
Tỉ lệ sắt so với silic và canxi cũng cho thấy nó không đến từ siêu tân tinh loại II thông thường. 15 nguyên tố khác cũng chỉ ra thành phần liên quan đến sao lùn trắng dày đặc, giúp các nhà khoa học liên kết thẳng đến siêu tân tinh loại Ia "trong truyền thuyết".
Tuy nhiên, viên đá cũng chứa 6 nguyên tố khác không đến từ siêu tân tinh loại Ia, đó là nhôm, phốt pho, clo, kali, đồng, kẽm.
Kramers đưa ra giả thuyết: “Vì một ngôi sao lùn trắng được hình thành từ một ngôi sao khổng lồ đỏ sắp chết, nên Hypatia có thể đã thừa hưởng 6 nguyên tố khác này từ một ngôi sao khổng lồ đỏ. Hiện tượng này đã được quan sát thấy ở các ngôi sao lùn trắng trong một nghiên cứu khác."
Các nhà nghiên cứu sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết rõ ràng vấn đề, nhưng tại thời điểm này, có vẻ như mẫu đá bí ẩn này đã đi được một chặng đường rất dài.