Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough, được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough, vừa được phát hiện tại dãy núi Cyclops của Indonesia hơn 60 năm kể từ lần nhìn thấy gần nhất.Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã chụp ảnh loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough bằng bẫy ảnh vào ngày cuối cùng của chuyến thám hiểm kéo dài 4 tuần.Sau khi xuống núi vào cuối chuyến đi, nhà sinh vật học James Kempton đã nhìn thấy hình ảnh sinh vật nhỏ bé đang đi xuyên qua khu rừng rậm rạp trong thẻ nhớ của 1 trong số hơn 80 bẫy ảnh.“Tôi cảm thấy vô cùng phấn khích và nhẹ nhõm sau chuyến đi thực địa kéo dài mà không tìm thấy gì cho đến tận ngày cuối cùng”, nhà sinh vật học Kempton kể về khoảnh khắc đầu tiên khi nhìn thấy loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough.Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough có cùng tên với sinh vật nửa phụ nữ, nửa rắn trong thần thoại Hy Lạp. Theo nhóm nghiên cứu, loài động vật có vú này có tập tính sống trong hang, hoạt động về đêm, nhút nhát và khó phát hiện.Theo nhà sinh vật học Kempton, loài thú lông nhím khác với các loài động vật có vú khác là vì nó thuộc bộ động vật đơn huyệt, tức là nhóm động vật có vú nhưng đẻ trứng thay vì đẻ con.Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough chỉ được giới khoa học ghi nhận một lần trước đây là vào năm 1961. Khi ấy, nhà thực vật học người Hà Lan đã phát hiện sinh vật bí ẩn này.Ngoài thú lông nhím mỏ dài Attenborough, một loài thú lông nhím khác cũng từng được tìm thấy ở Australia và vùng đất thấp của New Guinea.Mời độc giả xem video: Động vật được trao danh hiệu sinh vật chịu nóng tốt nhất thế giới.
Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough, được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough, vừa được phát hiện tại dãy núi Cyclops của Indonesia hơn 60 năm kể từ lần nhìn thấy gần nhất.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã chụp ảnh loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough bằng bẫy ảnh vào ngày cuối cùng của chuyến thám hiểm kéo dài 4 tuần.
Sau khi xuống núi vào cuối chuyến đi, nhà sinh vật học James Kempton đã nhìn thấy hình ảnh sinh vật nhỏ bé đang đi xuyên qua khu rừng rậm rạp trong thẻ nhớ của 1 trong số hơn 80 bẫy ảnh.
“Tôi cảm thấy vô cùng phấn khích và nhẹ nhõm sau chuyến đi thực địa kéo dài mà không tìm thấy gì cho đến tận ngày cuối cùng”, nhà sinh vật học Kempton kể về khoảnh khắc đầu tiên khi nhìn thấy loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough.
Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough có cùng tên với sinh vật nửa phụ nữ, nửa rắn trong thần thoại Hy Lạp. Theo nhóm nghiên cứu, loài động vật có vú này có tập tính sống trong hang, hoạt động về đêm, nhút nhát và khó phát hiện.
Theo nhà sinh vật học Kempton, loài thú lông nhím khác với các loài động vật có vú khác là vì nó thuộc bộ động vật đơn huyệt, tức là nhóm động vật có vú nhưng đẻ trứng thay vì đẻ con.
Loài thú lông nhím mỏ dài Attenborough chỉ được giới khoa học ghi nhận một lần trước đây là vào năm 1961. Khi ấy, nhà thực vật học người Hà Lan đã phát hiện sinh vật bí ẩn này.
Ngoài thú lông nhím mỏ dài Attenborough, một loài thú lông nhím khác cũng từng được tìm thấy ở Australia và vùng đất thấp của New Guinea.
Mời độc giả xem video: Động vật được trao danh hiệu sinh vật chịu nóng tốt nhất thế giới.