Qua phân tích những mẫu đá thu thập được ở phần miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa, có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng từng chứa nước từ rất lâu trước đây – trong khoảng thời gian từ hàng chục nghìn cho đến hàng triệu năm trước.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa có rất nhiều nước - "cội nguồn của sự sống", và phần lớn bị đóng băng trong các chỏm băng ở vùng cực của nó, và một lượng nhất định có thể được tìm thấy trong khí quyển.Sử dụng Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii, các nhà thiên văn học của NASA đã tìm thấy dấu hiệu của nước trên mặt trăng Europa. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, lượng nước bốc hơi từ bề mặt vệ tinh nhiều đến mức có thể lấp đầy một bể bơi chuẩn Olympic, ước tính khoảng 2.300 tấn.Các nhà khoa học cho rằng, đại dương bên dưới mặt trăng Europa sâu 100 km, với một số trong đó có thể là hỗn hợp bùn ở bên trên và phần lớn là chất lỏng bên dưới.Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát cực quang trên Mặt Trăng này, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại một lượng lớn nước muối nằm sâu dưới bề mặt Ganymede, vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.Đại dương này ước tính nằm dưới lớp vỏ băng dày 150 km và sâu tới 100 km. Giống như Europa, nó cũng có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên Trái đất.Sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là "những người khổng lồ băng" vì chúng được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố nặng hơn khí hydro và heli kết hợp với một lượng lớn nước, amoniac và băng metan.Không giống như những người khổng lồ khí là sao Mộc và sao Thổ (dựa vào khí để cung cấp 85% khối lượng của chúng), những người khổng lồ băng đều được cho là có đại dương nước siêu tới hạn.Điều này có nghĩa là nước ở nhiệt độ và áp suất trên cái gọi là điểm tới hạn của nó, trong đó chất lỏng và chất khí trở nên không thể phân biệt được. Nước siêu tới hạn này chiếm 2/3 tổng khối lượng của chúng.Hiện vẫn chưa rõ chính xác chúng hình thành như thế nào, các nhà khoa học đang lên kế hoạch tìm hiểu.Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan – là một trong số những nơi mà các nhà khoa hoa học đặt nhiều hi vọng vào việc tìm thấy sự sống của người ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.Nước đá được cho là nằm dưới bề mặt đá, và nước lỏng trộn với đủ amoniac để giữ cho nó không bị đóng băng. Điều này được xác định bởi tàu thăm dò Cassini, đã kiểm tra các lực thủy triều trên mặt trăng Titan.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Qua phân tích những mẫu đá thu thập được ở phần miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa, có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng từng chứa nước từ rất lâu trước đây – trong khoảng thời gian từ hàng chục nghìn cho đến hàng triệu năm trước.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa có rất nhiều nước - "cội nguồn của sự sống", và phần lớn bị đóng băng trong các chỏm băng ở vùng cực của nó, và một lượng nhất định có thể được tìm thấy trong khí quyển.
Sử dụng Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii, các nhà thiên văn học của NASA đã tìm thấy dấu hiệu của nước trên mặt trăng Europa. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, lượng nước bốc hơi từ bề mặt vệ tinh nhiều đến mức có thể lấp đầy một bể bơi chuẩn Olympic, ước tính khoảng 2.300 tấn.
Các nhà khoa học cho rằng, đại dương bên dưới mặt trăng Europa sâu 100 km, với một số trong đó có thể là hỗn hợp bùn ở bên trên và phần lớn là chất lỏng bên dưới.
Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát cực quang trên Mặt Trăng này, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại một lượng lớn nước muối nằm sâu dưới bề mặt Ganymede, vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Đại dương này ước tính nằm dưới lớp vỏ băng dày 150 km và sâu tới 100 km. Giống như Europa, nó cũng có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên Trái đất.
Sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là "những người khổng lồ băng" vì chúng được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố nặng hơn khí hydro và heli kết hợp với một lượng lớn nước, amoniac và băng metan.
Không giống như những người khổng lồ khí là sao Mộc và sao Thổ (dựa vào khí để cung cấp 85% khối lượng của chúng), những người khổng lồ băng đều được cho là có đại dương nước siêu tới hạn.
Điều này có nghĩa là nước ở nhiệt độ và áp suất trên cái gọi là điểm tới hạn của nó, trong đó chất lỏng và chất khí trở nên không thể phân biệt được. Nước siêu tới hạn này chiếm 2/3 tổng khối lượng của chúng.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác chúng hình thành như thế nào, các nhà khoa học đang lên kế hoạch tìm hiểu.
Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan – là một trong số những nơi mà các nhà khoa hoa học đặt nhiều hi vọng vào việc tìm thấy sự sống của người ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.
Nước đá được cho là nằm dưới bề mặt đá, và nước lỏng trộn với đủ amoniac để giữ cho nó không bị đóng băng. Điều này được xác định bởi tàu thăm dò Cassini, đã kiểm tra các lực thủy triều trên mặt trăng Titan.