Anh Hoàng Tiểu Ngũ đưa các con về quê ở Quảng Tây, Trung Quốc chơi để thăm ông bà và có thời gian trải nghiệm các công việc của người nông dân. Một hôm mấy đứa nhỏ phát hiện ra trong bụi cây ven ruộng có rất nhiều quả dưa hấu mini.Điểm khác biệt là chúng có màu sắc rất rực rỡ, thu hút. Chúng liền hái một vài quả xuống chơi. Nào ngờ, chưa được bao lâu, lũ trẻ đã kêu buồn nôn, khó chịu, anh Hoàng hốt hoảng chạy tới xem và lập tức đưa chúng vào trạm y tế xã.Hóa ra, bọn trẻ đã hái nhầm 1 loại dưa có độc có tên là dưa hấu tí hon (dưa kép). Có thể, trong khi chơi chúng đã vô tình tiếp xúc với chất độc có trong quả hoặc rễ loại cây này nên mới có tình trạng như vậy.Dưa tí hon có màu xanh sọc trắng, khi chín chuyển sang màu đỏ lạ mắt thuộc dòng dưa Diplocyclos palmatus (trong họ bầu bí Cucurbitaceae). Chúng còn được gọi là Lollipop Climber, dưa chuột sọc.Trông chúng không chỉ giống dưa hấu mà còn dễ khiến trẻ con nhầm lẫn bởi vẻ sặc sỡ giống với loại kẹo nhiều màu.Mỗi quả dưa tí hon có kích thước tương đương đầu ngón tay (3cm), hình tròn như trái nho. Thân cây dưa thanh mảnh, leo, bò trên mặt đất và có thể dài tới 6m.Chúng có nguồn gốc từ Úc, Malaysia, Papua New Guinea và các vùng nhiệt đới châu Phi, đặc biệt ở các khu rừng mưa nóng ẩm. Ở Nam Phi, giống dưa này rất được ưa chuộng, nhiều khách lùng mua về trồng làm đẹp sân vườn, quả dùng trang trí giỏ hoa vì màu sắc sặc sỡ, sinh động.Quả dưa hấu tí hon không có lớp vỏ dày mà rất mềm, chỉ cần bóp nhẹ là vỡ. Bên trong là lớp màu trắng với 2,3 hạt hình trứng. Quả có kích thước nhỏ chỉ bằng hòn bi ve. Đặc biệt, quả của dưa hấu tí hon có độc tính rất cao.Nếu vô tình ăn phải sẽ gặp biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy dữ dội. Trẻ ăn quá 10 quả có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, vật nuôi ăn nhầm cũng có phản ứng tương tự.Chúng ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6 và kết trái từ tháng 8 đến tháng 10. Hoa của chúng có màu vàng, hơi giống hình quả chuông, được bao phủ bởi những sợi lông mịn bên ngoài.Ngoài trồng làm cảnh, ở Ấn Độ, lá dưa tí hon còn được dùng trong một vài ứng dụng y học, điều trị đau khớp, ho, đầy hơi, và các bệnh da khác nhau.Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo mọi người không trồng loài cây này trang trí bởi như thế có thể tăng nguy cơ trúng độc ở trẻ nhỏ hoặc vật nuôi trong nhà, thậm chí là cả người lớn.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Anh Hoàng Tiểu Ngũ đưa các con về quê ở Quảng Tây, Trung Quốc chơi để thăm ông bà và có thời gian trải nghiệm các công việc của người nông dân. Một hôm mấy đứa nhỏ phát hiện ra trong bụi cây ven ruộng có rất nhiều quả dưa hấu mini.
Điểm khác biệt là chúng có màu sắc rất rực rỡ, thu hút. Chúng liền hái một vài quả xuống chơi. Nào ngờ, chưa được bao lâu, lũ trẻ đã kêu buồn nôn, khó chịu, anh Hoàng hốt hoảng chạy tới xem và lập tức đưa chúng vào trạm y tế xã.
Hóa ra, bọn trẻ đã hái nhầm 1 loại dưa có độc có tên là dưa hấu tí hon (dưa kép). Có thể, trong khi chơi chúng đã vô tình tiếp xúc với chất độc có trong quả hoặc rễ loại cây này nên mới có tình trạng như vậy.
Dưa tí hon có màu xanh sọc trắng, khi chín chuyển sang màu đỏ lạ mắt thuộc dòng dưa Diplocyclos palmatus (trong họ bầu bí Cucurbitaceae). Chúng còn được gọi là Lollipop Climber, dưa chuột sọc.
Trông chúng không chỉ giống dưa hấu mà còn dễ khiến trẻ con nhầm lẫn bởi vẻ sặc sỡ giống với loại kẹo nhiều màu.
Mỗi quả dưa tí hon có kích thước tương đương đầu ngón tay (3cm), hình tròn như trái nho. Thân cây dưa thanh mảnh, leo, bò trên mặt đất và có thể dài tới 6m.
Chúng có nguồn gốc từ Úc, Malaysia, Papua New Guinea và các vùng nhiệt đới châu Phi, đặc biệt ở các khu rừng mưa nóng ẩm. Ở Nam Phi, giống dưa này rất được ưa chuộng, nhiều khách lùng mua về trồng làm đẹp sân vườn, quả dùng trang trí giỏ hoa vì màu sắc sặc sỡ, sinh động.
Quả dưa hấu tí hon không có lớp vỏ dày mà rất mềm, chỉ cần bóp nhẹ là vỡ. Bên trong là lớp màu trắng với 2,3 hạt hình trứng. Quả có kích thước nhỏ chỉ bằng hòn bi ve. Đặc biệt, quả của dưa hấu tí hon có độc tính rất cao.
Nếu vô tình ăn phải sẽ gặp biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy dữ dội. Trẻ ăn quá 10 quả có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, vật nuôi ăn nhầm cũng có phản ứng tương tự.
Chúng ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6 và kết trái từ tháng 8 đến tháng 10. Hoa của chúng có màu vàng, hơi giống hình quả chuông, được bao phủ bởi những sợi lông mịn bên ngoài.
Ngoài trồng làm cảnh, ở Ấn Độ, lá dưa tí hon còn được dùng trong một vài ứng dụng y học, điều trị đau khớp, ho, đầy hơi, và các bệnh da khác nhau.