Mới đây, thông tin đại diện pháp lý của Apple tại Việt Nam gửi văn bản đến một số cửa hàng bán lẻ thiết bị di động, thông báo về việc vi phạm bản quyền thương hiệu này trên biển quảng cáo và yêu cầu tháo biển quảng cáo có logo của Apple, cũng như dừng bán hàng Apple không chính hãng, đã khiến dư luận xôn xao. Sau vài ngày Apple ra "tối hậu thư", các cửa hàng di động bán lẻ ở Hà Nội vẫn chưa có sự thay đổi về phần biển hiệu.Các tấm biển quảng cáo có logo quả táo của Apple xuất hiện nhan nhản trên nhiều con phố vốn được xem là "đại bản doanh công nghệ" của Hà Nội như Thái Hà, Cầu Giấy, Lê Thanh Nghị...Trên đường phố, người ta dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo in hình quả táo cắn dở độc quyền của Apple cũng như những dòng quảng cáo thu hút về các sản phẩm của hãng này như iPhone, iPad, Macbook..Theo công ty Võ Trần (công ty đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam của Apple), việc sử dụng các nhãn hiệu này mà không được sự cho phép của Apple là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.Không chỉ những đại lý cung cấp các dòng sản phẩm của Apple như iPhone, mà cả các địa chỉ sửa chữa, cung cấp phụ kiện không được ủy quyền của Apple cũng phải dỡ bỏ biển hiệu.Trong nội dung của văn bản của Apple có đề cập đến việc các cửa hàng sử dụng biểu tượng quả táo cắn dở, tên gọi "Apple", "iPhone" và những tên gọi khác như "Apple Store", "App Store", "iPad, "iPod, "MacBook" hiện được bảo hộ tại Việt Nam.Biểu tượng trái táo của Apple cực thu hút trên một tấm biển quảng cáo ở phố Mai Hắc Đế. Các dòng quảng cáo bên ngoài cũng đưa ra đầy đủ thông tin các dòng sản phẩm của quán này.Theo chủ một cửa hàng sửa chữa điện thoại trên phố Thái Hà (Hà Nội): "Vì biểu tượng của Apple rất nổi nên chỉ cần nhìn qua là khách có thể nhận ra quán kinh doanh, sửa chữa, bán phụ kiện điện thoại. Chính vì thế nhiều quán tuy bán nhiều loại máy các hãng khác nhau nhưng vẫn lấy hình quả táo để thu hút khách".Đồng quan điểm với chủ cửa hàng ở Thái Hà vừa nêu trên, anh Sơn (một nhân viên sửa chữa điện thoại lâu năm ở Hà Nội) cũng bày tỏ: "Đúng là việc sử dụng hình ảnh bản quyền của hãng này thì rất nổi. Nhưng nếu có vấn đề về pháp lý thì chắc phải tháo hoặc sửa biển quảng cáo".Một tấm biển quảng cáo có logo nhà "táo" trên phố Hoàng Cầu.Theo Apple, các tên gọi như "iPhone", "iPad"... cũng bị "tuýt còi" với những cửa hàng, đại lý không ủy quyền của hãng.
Mới đây, thông tin đại diện pháp lý của Apple tại Việt Nam gửi văn bản đến một số cửa hàng bán lẻ thiết bị di động, thông báo về việc vi phạm bản quyền thương hiệu này trên biển quảng cáo và yêu cầu tháo biển quảng cáo có logo của Apple, cũng như dừng bán hàng Apple không chính hãng, đã khiến dư luận xôn xao. Sau vài ngày Apple ra "tối hậu thư", các cửa hàng di động bán lẻ ở Hà Nội vẫn chưa có sự thay đổi về phần biển hiệu.
Các tấm biển quảng cáo có logo quả táo của Apple xuất hiện nhan nhản trên nhiều con phố vốn được xem là "đại bản doanh công nghệ" của Hà Nội như Thái Hà, Cầu Giấy, Lê Thanh Nghị...
Trên đường phố, người ta dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo in hình quả táo cắn dở độc quyền của Apple cũng như những dòng quảng cáo thu hút về các sản phẩm của hãng này như iPhone, iPad, Macbook..
Theo công ty Võ Trần (công ty đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam của Apple), việc sử dụng các nhãn hiệu này mà không được sự cho phép của Apple là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Không chỉ những đại lý cung cấp các dòng sản phẩm của Apple như iPhone, mà cả các địa chỉ sửa chữa, cung cấp phụ kiện không được ủy quyền của Apple cũng phải dỡ bỏ biển hiệu.
Trong nội dung của văn bản của Apple có đề cập đến việc các cửa hàng sử dụng biểu tượng quả táo cắn dở, tên gọi "Apple", "iPhone" và những tên gọi khác như "Apple Store", "App Store", "iPad, "iPod, "MacBook" hiện được bảo hộ tại Việt Nam.
Biểu tượng trái táo của Apple cực thu hút trên một tấm biển quảng cáo ở phố Mai Hắc Đế. Các dòng quảng cáo bên ngoài cũng đưa ra đầy đủ thông tin các dòng sản phẩm của quán này.
Theo chủ một cửa hàng sửa chữa điện thoại trên phố Thái Hà (Hà Nội): "Vì biểu tượng của Apple rất nổi nên chỉ cần nhìn qua là khách có thể nhận ra quán kinh doanh, sửa chữa, bán phụ kiện điện thoại. Chính vì thế nhiều quán tuy bán nhiều loại máy các hãng khác nhau nhưng vẫn lấy hình quả táo để thu hút khách".
Đồng quan điểm với chủ cửa hàng ở Thái Hà vừa nêu trên, anh Sơn (một nhân viên sửa chữa điện thoại lâu năm ở Hà Nội) cũng bày tỏ: "Đúng là việc sử dụng hình ảnh bản quyền của hãng này thì rất nổi. Nhưng nếu có vấn đề về pháp lý thì chắc phải tháo hoặc sửa biển quảng cáo".
Một tấm biển quảng cáo có logo nhà "táo" trên phố Hoàng Cầu.
Theo Apple, các tên gọi như "iPhone", "iPad"... cũng bị "tuýt còi" với những cửa hàng, đại lý không ủy quyền của hãng.