Loài cầy gấm có tên khoa học là Prionodon pardicolor. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cầy sao hay cầy báo.Cầy gấm cơ thể mảnh mai, đầu nhọn và tứ chi nhỏ, bộ lông màu vàng trắng, có nhiều đốm nâu đen từ cổ đến gốc đuôi và đùi; bốn sọc dọc từ cổ đến bả vai.Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, hoạt động chủ yếu ở các cây thấp cách mặt đất từ 1 đến 1,5 mét và đôi khi chúng cũng xuống mặt đất.Cầy gấm đực và cái đều có tuyến xạ. Đặc biệt, loài cầy này chỉ có một chiếc răng ở hàm trên.Thức ăn của cầy gấm bao gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ và côn trùng.Chúng có cuộc sống đơn độc và thầm lặng, chỉ khi đến mùa sinh sản và nuôi con thì mới sống thành nhóm. Chúng đẻ con trong các hốc cây và mỗi lứa đẻ hai con.Trên thế giới, cầy gấm phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào.Tại Việt Nam, cầy gấm có ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh. Loài cầy gấm là loài thú quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
Loài cầy gấm có tên khoa học là Prionodon pardicolor. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cầy sao hay cầy báo.
Cầy gấm cơ thể mảnh mai, đầu nhọn và tứ chi nhỏ, bộ lông màu vàng trắng, có nhiều đốm nâu đen từ cổ đến gốc đuôi và đùi; bốn sọc dọc từ cổ đến bả vai.
Cầy gấm là loài hoạt động về đêm, hoạt động chủ yếu ở các cây thấp cách mặt đất từ 1 đến 1,5 mét và đôi khi chúng cũng xuống mặt đất.
Cầy gấm đực và cái đều có tuyến xạ. Đặc biệt, loài cầy này chỉ có một chiếc răng ở hàm trên.
Thức ăn của cầy gấm bao gồm chuột, rắn, ếch nhái, chim nhỏ và côn trùng.
Chúng có cuộc sống đơn độc và thầm lặng, chỉ khi đến mùa sinh sản và nuôi con thì mới sống thành nhóm. Chúng đẻ con trong các hốc cây và mỗi lứa đẻ hai con.
Trên thế giới, cầy gấm phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào.
Tại Việt Nam, cầy gấm có ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh. Loài cầy gấm là loài thú quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam