Do tác động của biến đổi khí hậu, vườn thú ở thành phố Surabaya, Indonesia đang nhân giống rồng Komodo trong nỗ lực cứu loài thằn lằn lớn nhất thế giới khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Theo các chuyên gia, nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tăng dự kiến sẽ làm giảm ít nhất 30% môi trường sống thích hợp của rồng Komodo trong 45 năm tới.Chính vì vậy, vườn thú đã giống số lượng rồng Komodo lên 108 con trưởng thành và 35 con non với 40 quả trứng đang được ấp. Họ hy vọng giải pháp này sẽ giúp loài rồng Komodo không biến mất khỏi Trái đất.Trước đó, vào tháng 9/2021, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) đưa rồng Komodo vào Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa. Vì vậy, loài thằn lằn lớn nhất thế giới được giới chức trách và các chuyên gia quan tâm, thực hiện các biện pháp bảo vệ.Rồng Komodo là loài đặc hữu của một số hòn đảo ở Indonesia. Chúng sống ở bìa rừng hoặc trong thảo nguyên trống, hiếm khi mạo hiểm di chuyển lên độ cao hơn 700m so với mực nước biển.Mỗi cá thể rồng Komodo trưởng thành có thể dài tới 3m và nặng hơn 150 kg. Thức ăn "khoái khẩu" của rồng Komodo gồm: lợn rừng, hươu, nai, trâu, dơi ăn quả sống trên cây ngập mặn thấp...Khi rồng Komodo tấn công, nước bọt có nọc độc của chúng làm cho huyết áp của con mồi giảm đột ngột và ngăn chặn quá trình đông máu. Vì vậy, con mồi bị sốc, tê liệt và trở thành bữa ăn cho chúng.Một trong những điều khiến rồng Komodo trở nên đặc biệt là con cái có thể tự sinh sản mà không cần sự thụ tinh từ con đực. Điều này xuất phát từ việc rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ trong khi con đực đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ.Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con rồng Komodo mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ. Tuy nhiên, vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.Trứng của loài rồng Komodo dai và dính như cao su. Nó tăng kích thước khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát. Khi trứng rồng Komodo gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Thông thường, mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và chui ra khỏi vỏ, hít thở khí trời.Rồng con chui ra khỏi vỏ trứng bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” để làm vỡ vỏ. Chiếc răng này sẽ gãy khi chúng bắt đầu cuộc sống tự do. Sau khi chào đời, rồng Komodo không được bố mẹ bảo vệ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy, không ít con bị kẻ thù trong tự nhiên tấn công và ăn thịt. Mời độc giả xem video: Indonesia: Triển khai ATM gạo cho người nghèo. Nguồn: THDT.
Do tác động của biến đổi khí hậu, vườn thú ở thành phố Surabaya, Indonesia đang nhân giống rồng Komodo trong nỗ lực cứu loài thằn lằn lớn nhất thế giới khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Theo các chuyên gia, nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tăng dự kiến sẽ làm giảm ít nhất 30% môi trường sống thích hợp của rồng Komodo trong 45 năm tới.
Chính vì vậy, vườn thú đã giống số lượng rồng Komodo lên 108 con trưởng thành và 35 con non với 40 quả trứng đang được ấp. Họ hy vọng giải pháp này sẽ giúp loài rồng Komodo không biến mất khỏi Trái đất.
Trước đó, vào tháng 9/2021, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) đưa rồng Komodo vào Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa. Vì vậy, loài thằn lằn lớn nhất thế giới được giới chức trách và các chuyên gia quan tâm, thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Rồng Komodo là loài đặc hữu của một số hòn đảo ở Indonesia. Chúng sống ở bìa rừng hoặc trong thảo nguyên trống, hiếm khi mạo hiểm di chuyển lên độ cao hơn 700m so với mực nước biển.
Mỗi cá thể rồng Komodo trưởng thành có thể dài tới 3m và nặng hơn 150 kg. Thức ăn "khoái khẩu" của rồng Komodo gồm: lợn rừng, hươu, nai, trâu, dơi ăn quả sống trên cây ngập mặn thấp...
Khi rồng Komodo tấn công, nước bọt có nọc độc của chúng làm cho huyết áp của con mồi giảm đột ngột và ngăn chặn quá trình đông máu. Vì vậy, con mồi bị sốc, tê liệt và trở thành bữa ăn cho chúng.
Một trong những điều khiến rồng Komodo trở nên đặc biệt là con cái có thể tự sinh sản mà không cần sự thụ tinh từ con đực. Điều này xuất phát từ việc rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ trong khi con đực đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ.
Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con rồng Komodo mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ. Tuy nhiên, vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.
Trứng của loài rồng Komodo dai và dính như cao su. Nó tăng kích thước khi rồng con bên trong phát triển. Mỗi lần con cái thường để 20 trứng ở trong tổ đã được vùi cát. Khi trứng rồng Komodo gần nở sẽ lớn hơn 50% so với lúc trứng mới đẻ. Thông thường, mất khoảng 8 tháng để rồng con trong trứng phát triển và chui ra khỏi vỏ, hít thở khí trời.
Rồng con chui ra khỏi vỏ trứng bằng cách sử dụng chiếc răng sắc nhọn đặc biệt có tên gọi là “răng trứng” để làm vỡ vỏ. Chiếc răng này sẽ gãy khi chúng bắt đầu cuộc sống tự do. Sau khi chào đời, rồng Komodo không được bố mẹ bảo vệ và phải tự đi kiếm ăn. Do vậy, không ít con bị kẻ thù trong tự nhiên tấn công và ăn thịt.
Mời độc giả xem video: Indonesia: Triển khai ATM gạo cho người nghèo. Nguồn: THDT.