Lười ba ngón có tên khoa học là Bradypus variegatus. Đây là loài động vật có vú, ăn cỏ. Tuổi thọ: 25-30 tuổi, kích thước trung bình 60 cm, trọng lượng: 3,5 kg.Lười ba ngón có người anh em cùng họ có kích thước lớn hơn là Lười hai ngón. Tuy vậy Lười ba ngón có khả năng bơi nhanh hơn “kẻ bự con” kia. Lười thường di chuyển chậm chạp trên cây. Con non khi sinh ra sẽ bám vào bụng mẹ trong khoảng 9 tháng.Con lười có thể là loài leo núi chậm, nhưng chúng lại bơi nhanh. Chúng tự nổi trên mặt nước, giống như con người, con lười có thể bơi ếch một cách dễ dàng. Bởi vì con lười sống trong rừng nhiệt đới dễ bị lũ lụt theo mùa, khả năng bơi là điều cần thiết cho sự sống còn của chúngCon Lười thường không thể di chuyển bằng cả bốn chi vì vậy chúng thường phải dùng 2 chi trước và móng vuốt để chuyền cành trong các khu rừng nhiệt đới.Lười thích nghi với cuộc sống trên cao, treo mình trên các cành cây. Chúng sống trong tán cây, xuống đất mỗi tuần một lần để đi vệ sinh. Chúng có một số lông dài, màu xanh lá cây, chúng không phải do sắc tố tạo nên mà do tảo, nấm phát triển.Điều này xuất phát từ những hành vi chậm chạp của loài Lười, tuy nhiên, chính những chiếc lông màu xanh này lại là lớp ngụy trang tự nhiên, giúp Lười thoát khỏi kẻ săn mồi.Dù mang tiếng “lười” cùng với sự lề mề trong cách di chuyển nhưng Lười thường thay đổi vị trí giữa các cành cây khác nhau tới 4 lần/ngày. Lười ba ngón sẽ kiếm ăn vào ban ngày, không cố định giờ giấc trong khi Lười hai ngón có thói quen tìm thức ăn vào ban đêm.Lười có một khả năng mà hiếm động vật nào có được, đó là chỉ tiểu và đi nặng một lần một tuần. Mỗi khi phải đáp trả tiếng gọi của sinh học, chúng lại phải bò xuống đất và tìm chỗ, đào hố cho lịch sự rồi mới "giải quyết". Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì chúng phải phơi mình cho những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên là rắn, đại bàng, báo đốm...Cả cuộc đời mình, lười rất ít khi tự vệ sinh cơ thể. Lớp lông dính đầy đất cát, thậm chí đôi khi có cả rêu và tảo mọc trên đó là vỏ bọc hoàn hảo giúp chúng giấu mình.Lười có thể xoay đầu tới 270 độ, các nhà khoa học cho rằng khả năng này có được do chúng có thêm một đốt sống so với các loài thú khác. Nhờ vào đó, lười có thể nắm được tình hình xung quanh một cách khá bao quát mà không cần phải tốn nhiều năng lượng.Lười ba ngón nổi tiếng di chuyển chậm trên thế giới, vận tốc trung bình của chúng là 0,24 km/h.Tổ tiên của Lười hoang dã xuất hiện cách đây 12 triệu năm, Lười ba ngón được tách ra thành loài riêng và tồn tại từ 4-5 triệu năm TCN
Lười ba ngón có tên khoa học là Bradypus variegatus. Đây là loài động vật có vú, ăn cỏ. Tuổi thọ: 25-30 tuổi, kích thước trung bình 60 cm, trọng lượng: 3,5 kg.
Lười ba ngón có người anh em cùng họ có kích thước lớn hơn là Lười hai ngón. Tuy vậy Lười ba ngón có khả năng bơi nhanh hơn “kẻ bự con” kia. Lười thường di chuyển chậm chạp trên cây. Con non khi sinh ra sẽ bám vào bụng mẹ trong khoảng 9 tháng.
Con lười có thể là loài leo núi chậm, nhưng chúng lại bơi nhanh. Chúng tự nổi trên mặt nước, giống như con người, con lười có thể bơi ếch một cách dễ dàng. Bởi vì con lười sống trong rừng nhiệt đới dễ bị lũ lụt theo mùa, khả năng bơi là điều cần thiết cho sự sống còn của chúng
Con Lười thường không thể di chuyển bằng cả bốn chi vì vậy chúng thường phải dùng 2 chi trước và móng vuốt để chuyền cành trong các khu rừng nhiệt đới.
Lười thích nghi với cuộc sống trên cao, treo mình trên các cành cây. Chúng sống trong tán cây, xuống đất mỗi tuần một lần để đi vệ sinh. Chúng có một số lông dài, màu xanh lá cây, chúng không phải do sắc tố tạo nên mà do tảo, nấm phát triển.
Điều này xuất phát từ những hành vi chậm chạp của loài Lười, tuy nhiên, chính những chiếc lông màu xanh này lại là lớp ngụy trang tự nhiên, giúp Lười thoát khỏi kẻ săn mồi.
Dù mang tiếng “lười” cùng với sự lề mề trong cách di chuyển nhưng Lười thường thay đổi vị trí giữa các cành cây khác nhau tới 4 lần/ngày. Lười ba ngón sẽ kiếm ăn vào ban ngày, không cố định giờ giấc trong khi Lười hai ngón có thói quen tìm thức ăn vào ban đêm.
Lười có một khả năng mà hiếm động vật nào có được, đó là chỉ tiểu và đi nặng một lần một tuần. Mỗi khi phải đáp trả tiếng gọi của sinh học, chúng lại phải bò xuống đất và tìm chỗ, đào hố cho lịch sự rồi mới "giải quyết". Tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất, vì chúng phải phơi mình cho những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên là rắn, đại bàng, báo đốm...
Cả cuộc đời mình, lười rất ít khi tự vệ sinh cơ thể. Lớp lông dính đầy đất cát, thậm chí đôi khi có cả rêu và tảo mọc trên đó là vỏ bọc hoàn hảo giúp chúng giấu mình.
Lười có thể xoay đầu tới 270 độ, các nhà khoa học cho rằng khả năng này có được do chúng có thêm một đốt sống so với các loài thú khác. Nhờ vào đó, lười có thể nắm được tình hình xung quanh một cách khá bao quát mà không cần phải tốn nhiều năng lượng.
Lười ba ngón nổi tiếng di chuyển chậm trên thế giới, vận tốc trung bình của chúng là 0,24 km/h.
Tổ tiên của Lười hoang dã xuất hiện cách đây 12 triệu năm, Lười ba ngón được tách ra thành loài riêng và tồn tại từ 4-5 triệu năm TCN