Theo thông tin đăng tải trên số ra mới nhất của tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học thuộc NASA vừa công bố thông tin, nhờ các vụ nổ khí metan mà một lượng nước lỏng trên sao Hỏa vẫn được duy trì trước khi bốc hơi, khô lạnh mãi như ngày nay.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Vào khoảng 4,6 tỷ năm trước, còn gọi là thời Noachian, sao Hỏa có thể là một hành tinh ẩm ướt, nhiều nước lỏng, thậm chí còn có cả một đại dương mênh mông rộng lớn bao trùm. Trong lòng hồ, lòng biển chứa nhiều khí mê tan.
Bước vào thời kỳ Hesperian, tức là thời kỳ 600 triệu năm sau đó, sao Hỏa bỗng nhiên lạnh khô hơn, thời tiết cực đoan này đã tác động lên các con sông, hồ, khiến nhiều nước đóng băng sau đó bốc hơi.
Chính sức ép này đã khiến khí mê tan trong lòng hồ phát nổ, tạo ra các vụ nổ khí đồng loạt, giải phóng ra khí Co2, mà khí Co2 là khí nhà kính, khiến nhiệt độ môi trường nóng hơn.
Chính vì vậy, nhờ nhiệt độ ấm mà nhiều băng trên sao Hỏa lại tan ra thành nước lỏng, duy trì ở lòng hồ suốt một thời gian nhất định trước khi bốc hơi và khô lạnh vĩnh viễn mãi cho tới bây giờ.
Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.