Vào ngày 9/1, một thiên thạch có kích thước bằng quả cam bùng cháy trên bầu trời ở Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu tin rằng thiên thạch, có nguồn gốc từ vành đai một tiểu hành tinh, và đã bị đốt cháy trước khi nó có thể chạm đất.Khoảng 3h sáng ngày 13/1, một thiên thạch đi vào bầu khí quyển Trái đất gây hiệu ứng sao băng ở khu vực phía trên eo biển Channel.Hôm 14/2, mảnh thiên thạch với tên gọi "quả cầu lửa Valentine" rơi xuống miền nam Italia. Các chuyên gia cho biết vật thể va vào một ban công ở thành phố Matera và để lại mảnh vỡ trong tình trạng vô cùng nguyên sơ.Đáng chú ý nhất trong các vụ rơi thiên thạch gần đây là vào chiều 15/2, khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận một vụ rơi thiên thạch tại miền Nam bang Texas. Vật thể có kích thước lớn, với chiều dài hơn 60 cm, nặng 450 kg, nhưng đã cháy làm nhiều mảnh khi lao xuống gần thành phố McAllen.Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khi ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.Bên cạnh đó, những thiên thạch tạo ra vệt sáng lớn, được gọi là "cầu lửa" như trường hợp ở Italia dù có thể rơi xuống Trái đất mỗi ngày, nhưng thường rơi ở các khu vực không có người ở hoặc đại dương, và số này rất khó thống kê được.Riêng trong tuần này (27/2-3/1), có 3 thiên thạch đặc biệt lớn bay lướt qua Trái Đất nhưng thiên thạch ở gần nhất vẫn cách Trái Đất 3,5 triệu km, gấp khoảng 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nên không gây nguy hiểm cho chúng ta.Mặc dù các thiên thạch này không gây ra mối đe dọa đối với Trái đất, nhưng NASA phân loại nó là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) – nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA. NASA đã lập bản đồ đường bay của 2012 DK31 trong 200 năm tới và dự đoán không có vụ va chạm nào xảy ra.Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.>>>Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.
Vào ngày 9/1, một thiên thạch có kích thước bằng quả cam bùng cháy trên bầu trời ở Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu tin rằng thiên thạch, có nguồn gốc từ vành đai một tiểu hành tinh, và đã bị đốt cháy trước khi nó có thể chạm đất.
Khoảng 3h sáng ngày 13/1, một thiên thạch đi vào bầu khí quyển Trái đất gây hiệu ứng sao băng ở khu vực phía trên eo biển Channel.
Hôm 14/2, mảnh thiên thạch với tên gọi "quả cầu lửa Valentine" rơi xuống miền nam Italia. Các chuyên gia cho biết vật thể va vào một ban công ở thành phố Matera và để lại mảnh vỡ trong tình trạng vô cùng nguyên sơ.
Đáng chú ý nhất trong các vụ rơi thiên thạch gần đây là vào chiều 15/2, khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận một vụ rơi thiên thạch tại miền Nam bang Texas. Vật thể có kích thước lớn, với chiều dài hơn 60 cm, nặng 450 kg, nhưng đã cháy làm nhiều mảnh khi lao xuống gần thành phố McAllen.
Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khi ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.
Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.
Bên cạnh đó, những thiên thạch tạo ra vệt sáng lớn, được gọi là "cầu lửa" như trường hợp ở Italia dù có thể rơi xuống Trái đất mỗi ngày, nhưng thường rơi ở các khu vực không có người ở hoặc đại dương, và số này rất khó thống kê được.
Riêng trong tuần này (27/2-3/1), có 3 thiên thạch đặc biệt lớn bay lướt qua Trái Đất nhưng thiên thạch ở gần nhất vẫn cách Trái Đất 3,5 triệu km, gấp khoảng 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nên không gây nguy hiểm cho chúng ta.
Mặc dù các thiên thạch này không gây ra mối đe dọa đối với Trái đất, nhưng NASA phân loại nó là một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) – nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.
Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA. NASA đã lập bản đồ đường bay của 2012 DK31 trong 200 năm tới và dự đoán không có vụ va chạm nào xảy ra.
Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.
Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.
>>>Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.