Bạch tuộc và các loài cá rạn san hô có một mối quan hệ cực kỳ đặc biệt, chúng thường xuyên đi săn mồi cùng nhau. Việc hợp tác theo kiểu ‘trên bến dưới thuyền’ này giúp bạch tuộc và cá kiếm ăn dễ dàng hơn, do lợi thế riêng của mỗi loài đều được sử dụng để tăng cơ hội bắt được con mồi.Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt giữa cá và bạch tuộc không phải lúc nào cũng ‘cơm lành canh ngọt’, mà trái lại ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn. Từ năm 2018 đến năm 2019, các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) đã ghi lại được hình ảnh những con bạch tuộc đột nhiên..đấm liên tiếp vào đầu đối tác của chúng ngay giữa cuộc đi săn.Có rất nhiều động cơ khác nhau sau màn đánh đập đối tác có phần bạo lực này của bạch tuộc, đơn cử như việc chúng muốn độc chiếm con mồi và không muốn chia sẻ lợi ích với các "đối tác" cá.Theo giả thuyết khác của nhóm nghiên cứu, cú đấm của bạch tuộc có thể coi là một hình thức…dằn mặt (?!) nhằm giúp các ‘đối tác’ cá tuân thủ theo đội hình khi đi săn. Thỉnh thoảng, bạch tuộc cũng sẽ đấm những con cá không chịu săn mồi cùng cả đàn, khiến những đối tượng "không làm mà đòi có ăn" này có thái độ hợp tác hơn trong những lần kiếm ăn tiếp theo.Ngoài những động cơ nói trên, nhóm nghiên cứu cũng không loại trừ khả năng bạch tuộc đấm cá chỉ vì…thấy ghét và không vì lý do nào khác.Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Chúng là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất. Con số này chiếm khoảng hơn ⅓ tổng số các loài động vật thân mềm trên thế giới. Được biết, kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.Bạch tuộc có cấu tạo gần giống với loài mực ống. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua cái tên của chúng. Cụ thể, tên khoa học của chúng trong tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là tám chân. Những chi này của chúng được ví như một buồng thuỷ tĩnh học cơ bắp.Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng là loài không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng. Phần cứng duy nhất trên cơ thể chúng là mỏ vẹt nằm ở dưới đầu và giữa 8 chi.Về ngoại hình, bạch tuộc trông khá giống mái vòm úp lên trên đống râu mực cỡ lớn. Tuy nhiên, thực tế thì phần chúng ta hay gọi là đầu lại là phần thân của chúng. Bên trong chứa những cơ quan nội tạng quan trọng của chúng. Nhiều người thắc mắc rằng bạch tuộc có mấy trái tim. Vậy thì câu trả lời là 3 trái tim.Ba trái tim này sẽ nằm trong phần thân của bạch tuộc. Hai trái tim sẽ có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trong khi đó, trái tim thứ 3 sẽ có nhiệm vụ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, do máu của chúng có chứa protein giàu chất haemocyanin chuyên chở oxy.Loại chất này có hiệu quả ít hơn so với huyết cầu giàu sắt của các động vật có xương sống. Thêm vào đó, haemocyanin sẽ hoà tan trong các huyết tương thay vì hồng cầu. Vì vậy, máu của bạch tuộc sẽ có màu xanh thay vì màu đỏ như các loài khác.Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể thông minh hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào. Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh.
Bạch tuộc và các loài cá rạn san hô có một mối quan hệ cực kỳ đặc biệt, chúng thường xuyên đi săn mồi cùng nhau. Việc hợp tác theo kiểu ‘trên bến dưới thuyền’ này giúp bạch tuộc và cá kiếm ăn dễ dàng hơn, do lợi thế riêng của mỗi loài đều được sử dụng để tăng cơ hội bắt được con mồi.
Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt giữa cá và bạch tuộc không phải lúc nào cũng ‘cơm lành canh ngọt’, mà trái lại ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn. Từ năm 2018 đến năm 2019, các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) đã ghi lại được hình ảnh những con bạch tuộc đột nhiên..đấm liên tiếp vào đầu đối tác của chúng ngay giữa cuộc đi săn.
Có rất nhiều động cơ khác nhau sau màn đánh đập đối tác có phần bạo lực này của bạch tuộc, đơn cử như việc chúng muốn độc chiếm con mồi và không muốn chia sẻ lợi ích với các "đối tác" cá.
Theo giả thuyết khác của nhóm nghiên cứu, cú đấm của bạch tuộc có thể coi là một hình thức…dằn mặt (?!) nhằm giúp các ‘đối tác’ cá tuân thủ theo đội hình khi đi săn. Thỉnh thoảng, bạch tuộc cũng sẽ đấm những con cá không chịu săn mồi cùng cả đàn, khiến những đối tượng "không làm mà đòi có ăn" này có thái độ hợp tác hơn trong những lần kiếm ăn tiếp theo.
Ngoài những động cơ nói trên, nhóm nghiên cứu cũng không loại trừ khả năng bạch tuộc đấm cá chỉ vì…thấy ghét và không vì lý do nào khác.
Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda. Chúng là động vật thân mềm, ngắn có hình oval và sống dưới đáy biển. Hiện nay có đến khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái Đất. Con số này chiếm khoảng hơn ⅓ tổng số các loài động vật thân mềm trên thế giới. Được biết, kích thước của những con bạch tuộc có thể rất lớn. Một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.
Bạch tuộc có cấu tạo gần giống với loài mực ống. Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua cái tên của chúng. Cụ thể, tên khoa học của chúng trong tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là tám chân. Những chi này của chúng được ví như một buồng thuỷ tĩnh học cơ bắp.
Không giống các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng là loài không xương và không có vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể len lỏi qua các khe đá dưới lòng đại dương một cách dễ dàng. Phần cứng duy nhất trên cơ thể chúng là mỏ vẹt nằm ở dưới đầu và giữa 8 chi.
Về ngoại hình, bạch tuộc trông khá giống mái vòm úp lên trên đống râu mực cỡ lớn. Tuy nhiên, thực tế thì phần chúng ta hay gọi là đầu lại là phần thân của chúng. Bên trong chứa những cơ quan nội tạng quan trọng của chúng. Nhiều người thắc mắc rằng bạch tuộc có mấy trái tim. Vậy thì câu trả lời là 3 trái tim.
Ba trái tim này sẽ nằm trong phần thân của bạch tuộc. Hai trái tim sẽ có nhiệm vụ bơm máu cho hai mang. Trong khi đó, trái tim thứ 3 sẽ có nhiệm vụ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, do máu của chúng có chứa protein giàu chất haemocyanin chuyên chở oxy.
Loại chất này có hiệu quả ít hơn so với huyết cầu giàu sắt của các động vật có xương sống. Thêm vào đó, haemocyanin sẽ hoà tan trong các huyết tương thay vì hồng cầu. Vì vậy, máu của bạch tuộc sẽ có màu xanh thay vì màu đỏ như các loài khác.
Bạch tuộc được xếp vào loài động vật có trí thông minh cao và có thể thông minh hơn bất kỳ loài động vật thân mềm nào. Theo các thí nghiệm, bạch tuộc có một hệ thống trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng có hệ thống thần kinh khá phức tạp. ⅔ nơron thần kinh nằm trong các tua. Các tua này có phản xạ khá phức tạp với sự điều khiển của 3 cấp độ hệ thần kinh.