Một nghiên cứu mới đã đưa ra hình ảnh chi tiết nhất từng được chụp về làn sóng xung kích khổng lồ, lớn hơn 60 lần so với toàn bộ Dải Ngân hà phát ra từ một vụ va chạm ở thiên hà Abell 3667.Abell 3667 là một cụm thiên hà đầy hỗn loạn nằm cách Trái đất khoảng 730 triệu năm ánh sáng. Abell 3667 chứa hơn 550 thiên hà riêng lẻ thường xuyên va chạm vào nhau.Những vụ va chạm này đã tạo ra một nhiễu động lớn trong khu vực khiến một lượng sóng xung kích khổng lồ bùng phát và chỉ có thể nhìn thấy trong các bước sóng vô tuyến từ Trái đất.Các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi để chụp ảnh các thành phần vô tuyến của sóng xung kích. Họ phát hiện ra rằng cấu trúc của làn sóng xung kích này phức tạp hơn nhiều so với những quan sát trước đó.“Các sóng xung kích hoạt động như máy gia tốc hạt khổng lồ và gia tốc các electron gần bằng tốc độ ánh sáng. Các sóng xung kích được kết nối bởi một mô hình phức tạp của các sợi vật chất theo dõi vị trí của các đường từ trường khổng lồ và các khu vực nơi các electron được gia tốc”, nhà khoa học Francesco de Gasperin cho biết.Theo các nhà khoa học, sóng xung kích lần đầu tiên nổ ra vào khoảng 1 tỷ năm trước, khi hai cụm thiên hà tạo nên Abell 3667 va chạm lần đầu tiên. Các cụm thiên hà là những cấu trúc liên kết với lực hấp dẫn lớn nhất trong vũ trụ.Khi làn sóng xung kích bắn các hạt electron vào không gian với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, các hạt này sẽ xé toạc từ trường trong khu vực, phát ra những đợt sóng vô tuyến được quan sát thấy trong ngày nay.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi đợt sóng vô tuyến này di chuyển với tốc độ hơn 5,3 triệu km/giây, cách nhau khoảng 13 triệu năm ánh sáng với kích thước lớn hơn 60 lần so với toàn bộ Dải Ngân hà và có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.“Đây là vụ nổ mạnh mẽ và đối với các nhà thiên văn học đó là một khung cảnh ngoạn mục”, các nhà nghiên cứu nói.Khi các ngôi sao chết đi và phát nổ, chúng tạo ra các sóng xung kích phát ra xung quanh. Những sóng xung kích mạnh mẽ này bắn ra các tia vũ trụ, hoặc các hạt có năng lượng cao, đi vào vũ trụ.Các sóng hoạt động gần giống như các máy gia tốc hạt, đẩy các hạt này ra rất nhanh đến mức chúng tiến gần đến tốc độ ánh sáng.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu chính xác cách thức và lý do tại sao sóng xung kích làm tăng tốc các hạt này.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một nghiên cứu mới đã đưa ra hình ảnh chi tiết nhất từng được chụp về làn sóng xung kích khổng lồ, lớn hơn 60 lần so với toàn bộ Dải Ngân hà phát ra từ một vụ va chạm ở thiên hà Abell 3667.
Abell 3667 là một cụm thiên hà đầy hỗn loạn nằm cách Trái đất khoảng 730 triệu năm ánh sáng. Abell 3667 chứa hơn 550 thiên hà riêng lẻ thường xuyên va chạm vào nhau.
Những vụ va chạm này đã tạo ra một nhiễu động lớn trong khu vực khiến một lượng sóng xung kích khổng lồ bùng phát và chỉ có thể nhìn thấy trong các bước sóng vô tuyến từ Trái đất.
Các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi để chụp ảnh các thành phần vô tuyến của sóng xung kích. Họ phát hiện ra rằng cấu trúc của làn sóng xung kích này phức tạp hơn nhiều so với những quan sát trước đó.
“Các sóng xung kích hoạt động như máy gia tốc hạt khổng lồ và gia tốc các electron gần bằng tốc độ ánh sáng. Các sóng xung kích được kết nối bởi một mô hình phức tạp của các sợi vật chất theo dõi vị trí của các đường từ trường khổng lồ và các khu vực nơi các electron được gia tốc”, nhà khoa học Francesco de Gasperin cho biết.
Theo các nhà khoa học, sóng xung kích lần đầu tiên nổ ra vào khoảng 1 tỷ năm trước, khi hai cụm thiên hà tạo nên Abell 3667 va chạm lần đầu tiên. Các cụm thiên hà là những cấu trúc liên kết với lực hấp dẫn lớn nhất trong vũ trụ.
Khi làn sóng xung kích bắn các hạt electron vào không gian với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, các hạt này sẽ xé toạc từ trường trong khu vực, phát ra những đợt sóng vô tuyến được quan sát thấy trong ngày nay.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi đợt sóng vô tuyến này di chuyển với tốc độ hơn 5,3 triệu km/giây, cách nhau khoảng 13 triệu năm ánh sáng với kích thước lớn hơn 60 lần so với toàn bộ Dải Ngân hà và có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.
“Đây là vụ nổ mạnh mẽ và đối với các nhà thiên văn học đó là một khung cảnh ngoạn mục”, các nhà nghiên cứu nói.
Khi các ngôi sao chết đi và phát nổ, chúng tạo ra các sóng xung kích phát ra xung quanh. Những sóng xung kích mạnh mẽ này bắn ra các tia vũ trụ, hoặc các hạt có năng lượng cao, đi vào vũ trụ.
Các sóng hoạt động gần giống như các máy gia tốc hạt, đẩy các hạt này ra rất nhanh đến mức chúng tiến gần đến tốc độ ánh sáng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu chính xác cách thức và lý do tại sao sóng xung kích làm tăng tốc các hạt này.