Thông tin mới nhất từ Ủy ban Kinh tế Toàn cầu về Nước cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử, vòng tuần hoàn nước của Trái Đất đang trải qua sự mất cân bằng, đe dọa nền kinh tế, sản xuất lương thực và cuộc sống của con người. (Ảnh: Adobe Stock)Theo CNN, vòng tuần hoàn nước là một hệ thống phức tạp mô tả việc nước di chuyển quanh Trái Đất. Nước bốc hơi từ mặt đất, hồ, sông và thực vật lên bầu khí quyển, rồi ngưng tụ và rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa hoặc tuyết. Sự gián đoạn trong quy trình này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Hiện nay, gần 3 tỷ người đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Cây trồng khô héo và các thành phố bị ngập lụt, trong khi nguồn nước ngầm đang cạn kiệt.(Ảnh: TTXVN)Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có hành động khẩn cấp, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Báo cáo chỉ ra cuộc khủng hoảng nước có thể đe dọa hơn 50% sản lượng lương thực toàn cầu và làm giảm trung bình 8% GDP của các quốc gia vào năm 2050, với mức thiệt hại cao hơn ở các nước thu nhập thấp.(Ảnh: PreventionWeb)Johan Rockström, đồng chủ tịch Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước, nhấn mạnh rằng chu trình nước toàn cầu đang bị mất cân bằng và không thể dựa vào lượng mưa để cung cấp nước ngọt nữa. Báo cáo phân biệt giữa nước xanh dương (trong hồ, sông và tầng ngậm nước) và nước xanh lục (lưu trữ trong đất và thực vật).(Ảnh: meltwater.pressify.io)Các chuyên gia chỉ ra rằng, sự gián đoạn trong vòng tuần hoàn nước có liên quan mật thiết đến biến đổi khí hậu. Duy trì nguồn cung nước xanh lục ổn định là rất quan trọng để hỗ trợ thảm thực vật hấp thu carbon. Tuy nhiên, những hành động của con người như phá rừng và phá hủy vùng đất ngập nước đang làm cạn kiệt các bể chứa carbon và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.(Ảnh: Gardening Know How)Cuộc khủng hoảng nước càng trở nên cấp bách hơn bởi nhu cầu về nước rất lớn. Báo cáo tính toán rằng trung bình mọi người cần ít nhất 4.000 lít nước mỗi ngày cho một cuộc sống ổn định, cao hơn mức Liên Hợp Quốc khuyến nghị cho các nhu cầu cơ bản.(Ảnh: Maine Water Utilities Association)Richard Allan, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Reading, cho biết báo cáo vẽ ra một bức tranh rõ nét về tác động của hoạt động con người đối với vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết thông qua quản lý tài nguyên tốt hơn và giảm ô nhiễm làm nóng hành tinh.(Ảnh: LinkedIn)Các chính phủ cần công nhận vòng tuần hoàn nước là lợi ích chung và hợp tác để giải quyết vấn đề này. Các quốc gia phụ thuộc vào nhau qua các hồ, sông và nước trong khí quyển, nên quyết định của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến lượng mưa của quốc gia khác.(Ảnh: iStock)Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng nước toàn cầu là một thảm kịch nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi nền kinh tế nước. Đánh giá lại giá trị của nguồn nước là cần thiết để nhận ra sự khan hiếm của nước và nhiều lợi ích mà nó mang lại.(Ảnh: Water Education Foundation)Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.
Thông tin mới nhất từ Ủy ban Kinh tế Toàn cầu về Nước cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử, vòng tuần hoàn nước của Trái Đất đang trải qua sự mất cân bằng, đe dọa nền kinh tế, sản xuất lương thực và cuộc sống của con người. (Ảnh: Adobe Stock)
Theo CNN, vòng tuần hoàn nước là một hệ thống phức tạp mô tả việc nước di chuyển quanh Trái Đất. Nước bốc hơi từ mặt đất, hồ, sông và thực vật lên bầu khí quyển, rồi ngưng tụ và rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa hoặc tuyết. Sự gián đoạn trong quy trình này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Hiện nay, gần 3 tỷ người đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Cây trồng khô héo và các thành phố bị ngập lụt, trong khi nguồn nước ngầm đang cạn kiệt.(Ảnh: TTXVN)
Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có hành động khẩn cấp, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Báo cáo chỉ ra cuộc khủng hoảng nước có thể đe dọa hơn 50% sản lượng lương thực toàn cầu và làm giảm trung bình 8% GDP của các quốc gia vào năm 2050, với mức thiệt hại cao hơn ở các nước thu nhập thấp.(Ảnh: PreventionWeb)
Johan Rockström, đồng chủ tịch Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước, nhấn mạnh rằng chu trình nước toàn cầu đang bị mất cân bằng và không thể dựa vào lượng mưa để cung cấp nước ngọt nữa. Báo cáo phân biệt giữa nước xanh dương (trong hồ, sông và tầng ngậm nước) và nước xanh lục (lưu trữ trong đất và thực vật).(Ảnh: meltwater.pressify.io)
Các chuyên gia chỉ ra rằng, sự gián đoạn trong vòng tuần hoàn nước có liên quan mật thiết đến biến đổi khí hậu. Duy trì nguồn cung nước xanh lục ổn định là rất quan trọng để hỗ trợ thảm thực vật hấp thu carbon. Tuy nhiên, những hành động của con người như phá rừng và phá hủy vùng đất ngập nước đang làm cạn kiệt các bể chứa carbon và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.(Ảnh: Gardening Know How)
Cuộc khủng hoảng nước càng trở nên cấp bách hơn bởi nhu cầu về nước rất lớn. Báo cáo tính toán rằng trung bình mọi người cần ít nhất 4.000 lít nước mỗi ngày cho một cuộc sống ổn định, cao hơn mức Liên Hợp Quốc khuyến nghị cho các nhu cầu cơ bản.(Ảnh: Maine Water Utilities Association)
Richard Allan, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Reading, cho biết báo cáo vẽ ra một bức tranh rõ nét về tác động của hoạt động con người đối với vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết thông qua quản lý tài nguyên tốt hơn và giảm ô nhiễm làm nóng hành tinh.(Ảnh: LinkedIn)
Các chính phủ cần công nhận vòng tuần hoàn nước là lợi ích chung và hợp tác để giải quyết vấn đề này. Các quốc gia phụ thuộc vào nhau qua các hồ, sông và nước trong khí quyển, nên quyết định của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến lượng mưa của quốc gia khác.(Ảnh: iStock)
Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng nước toàn cầu là một thảm kịch nhưng cũng là cơ hội để chuyển đổi nền kinh tế nước. Đánh giá lại giá trị của nguồn nước là cần thiết để nhận ra sự khan hiếm của nước và nhiều lợi ích mà nó mang lại.(Ảnh: Water Education Foundation)
Mời quý độc giả xem thêm video: Vật thể ma quái tiết lộ “tương lai” 5 tỉ năm sau của Trái Đất.