Thông thường, đá lăn là đá không rêu, nghĩa là những viên đá, viên sỏi liên tục chuyển động không thể có rêu mọc bên trên do ma sát liên tục với những vật khác. Nhưng những viên đá băng này lại hoàn toàn khác. Chúng được đặt tên là chuột đá băng, được hình thành khi rêu bắt đầu phát triển xung quanh các hòn đất hay một tảng đá nhỏ nằm trên bề mặt sông băng. Theo thời gian, chúng phát triển thành một lớp rêu khá dày. Lớp rêu tiếp tục phát triển và cách ly với bề mặt sông băng, nghĩa là rêu mọc trên một lớp vật chất khi băng xung quanh tan chảy. Cuối cùng, rêu rơi khỏi lớp vật chất đó, nhưng lớp vật chất lại được gió đưa đi, lăn trên bề mặt những hòn băng giống như cây cỏ lăn, để lại một lớp bụi và chất hữu cơ tạo điều kiện cho rêu phát triển khắp các mặt còn lại. Sau nhiều năm phát triển, các hòn đá băng này trông giống như những con chuột với kích cỡ một quả bóng màu xanh lá cây của lông tơ thực vật. Chuột đá bằng hầu hết đã được phát hiện trên các sông băng ở Iceland, Bắc, Nam Mỹ và Himalaya. Nhờ đặc tính giữ nước và giữ nhiệt, trong mỗi hòn đá rêu nhỏ này lại có đời sống khá phong phú với nhiều sinh vật nhỏ bé bên trong. Các nhà khoa học đã từng phát hiện tới 73 con bọ đuôi bật, 200 con gấu nước và 1.000 tuyến trùng... chỉ trong một “con” chuột duy nhất.
Thông thường, đá lăn là đá không rêu, nghĩa là những viên đá, viên sỏi liên tục chuyển động không thể có rêu mọc bên trên do ma sát liên tục với những vật khác. Nhưng những viên đá băng này lại hoàn toàn khác.
Chúng được đặt tên là chuột đá băng, được hình thành khi rêu bắt đầu phát triển xung quanh các hòn đất hay một tảng đá nhỏ nằm trên bề mặt sông băng. Theo thời gian, chúng phát triển thành một lớp rêu khá dày.
Lớp rêu tiếp tục phát triển và cách ly với bề mặt sông băng, nghĩa là rêu mọc trên một lớp vật chất khi băng xung quanh tan chảy.
Cuối cùng, rêu rơi khỏi lớp vật chất đó, nhưng lớp vật chất lại được gió đưa đi, lăn trên bề mặt những hòn băng giống như cây cỏ lăn, để lại một lớp bụi và chất hữu cơ tạo điều kiện cho rêu phát triển khắp các mặt còn lại.
Sau nhiều năm phát triển, các hòn đá băng này trông giống như những con chuột với kích cỡ một quả bóng màu xanh lá cây của lông tơ thực vật.
Chuột đá bằng hầu hết đã được phát hiện trên các sông băng ở Iceland, Bắc, Nam Mỹ và Himalaya.
Nhờ đặc tính giữ nước và giữ nhiệt, trong mỗi hòn đá rêu nhỏ này lại có đời sống khá phong phú với nhiều sinh vật nhỏ bé bên trong.
Các nhà khoa học đã từng phát hiện tới 73 con bọ đuôi bật, 200 con gấu nước và 1.000 tuyến trùng... chỉ trong một “con” chuột duy nhất.