Những sinh vật khó tin này đã tồn tại rất lâu đời trên Trái đất. Cây bụi này là loài cây có họ hàng với cây mùi tây, có tuổi thọ hơn 2.000 năm tuổi, được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile. Nó chứa hàng ngàn nhánh với lá nhỏ, dày đặc. Nghệ sĩ Rachel Sussman tìm kiếm các sinh vật sống lâu đời nhất trong suốt một thập kỷ. Bà đã làm việc với các nhà nghiên cứu để xác định tuổi thọ của các loài thực vật, sau đó đi khắp thế giới để chụp ảnh chúng. Sau đó, bà ra mắt cuốn sách với tựa “The Oldest Living Things in the World” có hình ảnh các sinh vật sống có tuổi thọ 2.000 năm tuổi trở lên. Trang bìa của cuốn sách là hình ảnh một cây thông 9.500 năm tuổi ở Thụy Điển. Đá stromatolite là một trong những sinh vật sống lâu đời nhất trên hành tinh, một số nhà khoa học tin đây là những sinh vật sống đầu tiên trên Trái đất. Đá stromatolite là cấu trúc đá trầm tích cổ dạng đỉnh tròn hay hình trụ được hình thành tầng tầng lớp lớp ở những vùng nước nông qua quá trình biến đổi địa chất lâu dài. Trong hình là đá stromatolite 2-3.000 tuổi ở Tây Australia. Rêu 5.500 năm tuổi trên đảo Voi, Nam Cực, gần khu vực nơi đoàn thám hiểm Shackleton đã bị bỏ lại 100 năm trước. Cây thông Huon (Huon pine tree) 10.5 nghìn tuổi chết ở Tasmania. Thông Huon được gọi là "hoàng tử của các loại gỗ Tasmania”, có màu vàng tuyệt đẹp, là loại gỗ dùng làm đồ nội thất được ưa chuộng nhất thế giới. Loài cỏ biển 100 nghìn năm tuổi ở quần đảo Baleric, Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu tin sinh vật này có thể tạo thành một dải dài đến gần 10 dặm dưới đáy biển. Cây thông Bristlecone có tuổi thọ hơn 5.000 năm tuổi, nhóm cây này lớn lên tại các khu vực khô cằn của miền Tây nước Mỹ. Cây bạch đàn 13.000 năm tuổi ở New South Wales, Australia.
Những sinh vật khó tin này đã tồn tại rất lâu đời trên Trái đất. Cây bụi này là loài cây có họ hàng với cây mùi tây, có tuổi thọ hơn 2.000 năm tuổi, được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile. Nó chứa hàng ngàn nhánh với lá nhỏ, dày đặc.
Nghệ sĩ Rachel Sussman tìm kiếm các sinh vật sống lâu đời nhất trong suốt một thập kỷ. Bà đã làm việc với các nhà nghiên cứu để xác định tuổi thọ của các loài thực vật, sau đó đi khắp thế giới để chụp ảnh chúng. Sau đó, bà ra mắt cuốn sách với tựa “The Oldest Living Things in the World” có hình ảnh các sinh vật sống có tuổi thọ 2.000 năm tuổi trở lên. Trang bìa của cuốn sách là hình ảnh một cây thông 9.500 năm tuổi ở Thụy Điển.
Đá stromatolite là một trong những sinh vật sống lâu đời nhất trên hành tinh, một số nhà khoa học tin đây là những sinh vật sống đầu tiên trên Trái đất. Đá stromatolite là cấu trúc đá trầm tích cổ dạng đỉnh tròn hay hình trụ được hình thành tầng tầng lớp lớp ở những vùng nước nông qua quá trình biến đổi địa chất lâu dài. Trong hình là đá stromatolite 2-3.000 tuổi ở Tây Australia.
Rêu 5.500 năm tuổi trên đảo Voi, Nam Cực, gần khu vực nơi đoàn thám hiểm Shackleton đã bị bỏ lại 100 năm trước.
Cây thông Huon (Huon pine tree) 10.5 nghìn tuổi chết ở Tasmania. Thông Huon được gọi là "hoàng tử của các loại gỗ Tasmania”, có màu vàng tuyệt đẹp, là loại gỗ dùng làm đồ nội thất được ưa chuộng nhất thế giới.
Loài cỏ biển 100 nghìn năm tuổi ở quần đảo Baleric, Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu tin sinh vật này có thể tạo thành một dải dài đến gần 10 dặm dưới đáy biển.
Cây thông Bristlecone có tuổi thọ hơn 5.000 năm tuổi, nhóm cây này lớn lên tại các khu vực khô cằn của miền Tây nước Mỹ.
Cây bạch đàn 13.000 năm tuổi ở New South Wales, Australia.