Hành tinh kỳ lạ được xác định là ngôi sao LP 40-365 nằm cách chúng ta khoảng 2.000 năm ánh sáng, đang lao với tốc độ 2 triệu dặm/giờ (tương đương 3,2 triệu km/giờ) về phía rìa thiên hà chứa Trái đất.Theo phó giáo sư JJ Hermes từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston, ngôi sao này thực chất là một phần còn sót lại sau một vụ nổ sao lùn trắng khổng lồ."Ngôi sao này di chuyển nhanh đến mức chắc chắn nó sẽ rời khỏi thiên hà". Để "trốn thoát" khỏi thiên hà Milky Way to lớn và có lực hấp dẫn cực mạnh, ngôi sao ấy đã nhận được một cú bắn không thể tưởng tượng từ vụ nổ sao.Sao lùn trắng vốn là những gì còn sót lại của một ngôi sao lớn như Mặt Trời của chúng ta. Các nhà khoa học tin rằng ngôi sao LP 40-365 là kết quả của một cặp đôi sao lùn trắng "ngấu nghiến" nhau.Vào cuối đời, ngôi sao bùng lên thành sao khổng lồ đỏ, sau đó dần co lại thành sao lùn trắng vì cạn năng lượng. Nhưng phần lõi nhỏ bé này vẫn mang một sức mạnh kỳ lạ, đủ sức hút vật chất rất mạnh từ thiên thể nào không may đồng hành với nó.Một trong 2 là sao lùn trắng, đóng vai trò là "ma cà rồng" hút vật chất từ bạn đồng hành, đã được phát hiện. Nhưng cũng có thể 2 bên đều là sao lùn trắng, kẻ mạnh hơn sẽ làm ma cà rồng.Nhưng dù kết quả thế nào, việc hút vật chất này sẽ khiến cả 2 cùng phát nổ. Một vụ nổ như vậy đã sinh ra LP 40-365.Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.Phần lớn các ngôi sao có kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ kết thúc như là sao lùn trắng, sau khi tất cả hidro chúng có bị chuyển hóa thành heli.Gần cuối giai đoạn phản ứng nhiệt hạch của chúng, các ngôi sao như vậy sẽ nở ra và biến thành sao khổng lồ đỏ và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng (tạo ra tinh vân) trong khi vẫn còn lõi rất nóng (T > 100.000 K), lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng trẻ tuổi.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Hành tinh kỳ lạ được xác định là ngôi sao LP 40-365 nằm cách chúng ta khoảng 2.000 năm ánh sáng, đang lao với tốc độ 2 triệu dặm/giờ (tương đương 3,2 triệu km/giờ) về phía rìa thiên hà chứa Trái đất.
Theo phó giáo sư JJ Hermes từ Đại học Khoa học và nghệ thuật Boston, ngôi sao này thực chất là một phần còn sót lại sau một vụ nổ sao lùn trắng khổng lồ.
"Ngôi sao này di chuyển nhanh đến mức chắc chắn nó sẽ rời khỏi thiên hà". Để "trốn thoát" khỏi thiên hà Milky Way to lớn và có lực hấp dẫn cực mạnh, ngôi sao ấy đã nhận được một cú bắn không thể tưởng tượng từ vụ nổ sao.
Sao lùn trắng vốn là những gì còn sót lại của một ngôi sao lớn như Mặt Trời của chúng ta. Các nhà khoa học tin rằng ngôi sao LP 40-365 là kết quả của một cặp đôi sao lùn trắng "ngấu nghiến" nhau.
Vào cuối đời, ngôi sao bùng lên thành sao khổng lồ đỏ, sau đó dần co lại thành sao lùn trắng vì cạn năng lượng. Nhưng phần lõi nhỏ bé này vẫn mang một sức mạnh kỳ lạ, đủ sức hút vật chất rất mạnh từ thiên thể nào không may đồng hành với nó.
Một trong 2 là sao lùn trắng, đóng vai trò là "ma cà rồng" hút vật chất từ bạn đồng hành, đã được phát hiện. Nhưng cũng có thể 2 bên đều là sao lùn trắng, kẻ mạnh hơn sẽ làm ma cà rồng.
Nhưng dù kết quả thế nào, việc hút vật chất này sẽ khiến cả 2 cùng phát nổ. Một vụ nổ như vậy đã sinh ra LP 40-365.
Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).
Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.
Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.
Phần lớn các ngôi sao có kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ kết thúc như là sao lùn trắng, sau khi tất cả hidro chúng có bị chuyển hóa thành heli.
Gần cuối giai đoạn phản ứng nhiệt hạch của chúng, các ngôi sao như vậy sẽ nở ra và biến thành sao khổng lồ đỏ và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng (tạo ra tinh vân) trong khi vẫn còn lõi rất nóng (T > 100.000 K), lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng trẻ tuổi.