Mạng Internet tồn tại ở Triều Tiên nhưng quyền truy cập cực kỳ hạn chế, chủ yếu dành cho giới thượng lưu và người nước ngoài. Hầu hết người dân Triều Tiên chỉ được truy cập mạng Internet nội bộ được gọi là Kwangmyong, hoàn toàn không kết nối với thế giới bên ngoài. Trang web mà họ truy cập chủ yếu là đến từ các tổ chức, chính quyền.Mạng xã hội được xem là mô phỏng Facebook của họ được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Doug Madory của Dyn Networks năm ngoái do nó bị hack. Mạng xã hội này có gần như đầy đủ tính năng của Facebook, cho phép người dùng đăng ký bằng email, gửi tin nhắn trên tường nhà người khác. Tuy nhiên, số lượng người dùng không được công bố.Giống với nhiều nước đang phát triển khác, Triều Tiên đang cố gắng bỏ qua PC, băng rộng để tiến thẳng lên hạ tầng di động. Theo nhà mạng Koryolink, có khoảng 3 triệu thuê bao di động tại nước này. Người dùng PC, trong khi đó, dừng ở mức vài trăm nghìn.Nhà mạng chính của nước này Koryolink không cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi quốc tế. Mặc dù vậy, những người sống gần biên giới Trung Quốc có thể sử dụng điện thoại và SIM từ nước này để gọi cho người thân, những người đã rời bỏ Triều Tiên, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.Người Triều Tiên có dùng PC nhưng chỉ dành cho giới trí thức, chẳng hạn những sinh viên may mắn được học ở Đại học Bình Nhưỡng. Máy tính cũng xuất hiện ở các quán cafe Internet hoặc trường học, mặc dù truy cập bị kiểm duyệt.PC là thứ khá hiếm hoi ở Triều Tiên. Do đó, những người trẻ sống ở đây đeo những chiếc USB trên cổ như một món phụ kiện thời trang, theo Andrei Lankov - tác giả của cuốn The Real North Korea.Triều Tiên phát triển hệ điều hành riêng có tên Red Star, có sẵn công cụ soạn thảo văn bản, lịch và nghe nhạc, theo một công ty bảo mật của Đức. Về cơ bản, hệ điều hành này hoạt động khá giống với nền tảng của Linux, một hệ điều hành mã nguồn mở.Máy tính bảng Woolim của họ không có kết nối Wi-Fi hay Bluetooth, chạy một phiên bản đóng của hệ điều hành Android. Mặc dù được sản xuất với giá rẻ tại Trung Quốc và bán với giá khoảng 250 euro, không nhiều người Triều Tiên đủ tiền để mua nó.TV không hiếm tại Triều Tiên. Đây là cách hữu hiệu để chính quyền tuyên truyền đường lối chính sách đến người dân. Tuy nhiên, các kênh trên TV đều phải được đặt trước. Cảnh sát cũng thường xuyên tới thăm các hộ gia đình để kiểm tra xem họ có cài thêm các kênh khác hay không.Một giờ học công nghệ thông tin của học sinh tại Triều Tiên.Muốn dùng Wifi ở Triều Tiên, người sử dụng buộc phải cần tới thẻ SIM để đăng ký thông tin mặc dù thẻ SIM đó hoàn toàn không có chức năng vào mạng. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất khi sử dụng Wifi ở quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới này. Đây cũng là là một cách để nhà cầm quyền Triều Tiên kiểm soát thông tin cũng như tránh người dân tiếp xúc, tìm kiếm những thông tin độc hại trên mạng internet.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trở lại
Mạng Internet tồn tại ở Triều Tiên nhưng quyền truy cập cực kỳ hạn chế, chủ yếu dành cho giới thượng lưu và người nước ngoài. Hầu hết người dân Triều Tiên chỉ được truy cập mạng Internet nội bộ được gọi là Kwangmyong, hoàn toàn không kết nối với thế giới bên ngoài. Trang web mà họ truy cập chủ yếu là đến từ các tổ chức, chính quyền.
Mạng xã hội được xem là mô phỏng Facebook của họ được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Doug Madory của Dyn Networks năm ngoái do nó bị hack. Mạng xã hội này có gần như đầy đủ tính năng của Facebook, cho phép người dùng đăng ký bằng email, gửi tin nhắn trên tường nhà người khác. Tuy nhiên, số lượng người dùng không được công bố.
Giống với nhiều nước đang phát triển khác, Triều Tiên đang cố gắng bỏ qua PC, băng rộng để tiến thẳng lên hạ tầng di động. Theo nhà mạng Koryolink, có khoảng 3 triệu thuê bao di động tại nước này. Người dùng PC, trong khi đó, dừng ở mức vài trăm nghìn.
Nhà mạng chính của nước này Koryolink không cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi quốc tế. Mặc dù vậy, những người sống gần biên giới Trung Quốc có thể sử dụng điện thoại và SIM từ nước này để gọi cho người thân, những người đã rời bỏ Triều Tiên, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.
Người Triều Tiên có dùng PC nhưng chỉ dành cho giới trí thức, chẳng hạn những sinh viên may mắn được học ở Đại học Bình Nhưỡng. Máy tính cũng xuất hiện ở các quán cafe Internet hoặc trường học, mặc dù truy cập bị kiểm duyệt.
PC là thứ khá hiếm hoi ở Triều Tiên. Do đó, những người trẻ sống ở đây đeo những chiếc USB trên cổ như một món phụ kiện thời trang, theo Andrei Lankov - tác giả của cuốn The Real North Korea.
Triều Tiên phát triển hệ điều hành riêng có tên Red Star, có sẵn công cụ soạn thảo văn bản, lịch và nghe nhạc, theo một công ty bảo mật của Đức. Về cơ bản, hệ điều hành này hoạt động khá giống với nền tảng của Linux, một hệ điều hành mã nguồn mở.
Máy tính bảng Woolim của họ không có kết nối Wi-Fi hay Bluetooth, chạy một phiên bản đóng của hệ điều hành Android. Mặc dù được sản xuất với giá rẻ tại Trung Quốc và bán với giá khoảng 250 euro, không nhiều người Triều Tiên đủ tiền để mua nó.
TV không hiếm tại Triều Tiên. Đây là cách hữu hiệu để chính quyền tuyên truyền đường lối chính sách đến người dân. Tuy nhiên, các kênh trên TV đều phải được đặt trước. Cảnh sát cũng thường xuyên tới thăm các hộ gia đình để kiểm tra xem họ có cài thêm các kênh khác hay không.
Một giờ học công nghệ thông tin của học sinh tại Triều Tiên.
Muốn dùng Wifi ở Triều Tiên, người sử dụng buộc phải cần tới thẻ SIM để đăng ký thông tin mặc dù thẻ SIM đó hoàn toàn không có chức năng vào mạng. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất khi sử dụng Wifi ở quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới này. Đây cũng là là một cách để nhà cầm quyền Triều Tiên kiểm soát thông tin cũng như tránh người dân tiếp xúc, tìm kiếm những thông tin độc hại trên mạng internet.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trở lại