1. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết ngay giữa Kinh thành Huế (TP Huế) có một cây bao báp cổ thụ đứng sừng sững. Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan.Theo các tài liệu được lưu giữ, cây bao báp này có nguồn gốc từ châu Phi, do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về trồng ở Huế vào khoảng năm 1950. Đến nay cây đã trên 70 tuổi.Cây bao báp cổ thụ này có chiều cao khoảng 20 mét, tán rất rộng với những cành vươn dài cả chục mét. Phần lớn nhất của gốc cây có chu vi trên 3 mét, phải vài người lớn đứng xung quanh mới ôm xuể.Trên thế giới, có 8 loài cây bao báp khác nhau đã được ghi nhận, cùng nằm trong chi Adansonia. Theo các nhà khoa học Việt Nam, cây bao báp ở Huế thuộc loài bao báp Grandidier (Adansonia grandidieri). Đây là loài cây bản địa ở châu Phi và Australia.Trải qua nhiều thập niên ở nơi "đất khách quê người", cây bao báp trong Kinh thành Huế vẫn sinh trưởng tốt, đều đặn ra hoa kết trái hàng năm. Từ cây bao báp này, các chuyên gia nông nghiệp đã nhân giống thành công hàng trăm cây bao báp con và đưa đi trồng tại nhiều địa phương khác.2. Ngay giữa lòng TP HCM cũng có một cây bao báp to lớn không thua kém gì cây bao báp ở Huế. Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên ĐH Sư phạm TP HCM.Cây bao báp này được trồng từ hạt giống do thầy Nguyễn Quý Tuấn, nguyên giảng viên khoa Sinh vật của trường mang về từ Angola năm 1993.Dù có tuổi đời "trẻ hơn" nhiều so với "người anh em" ở Huế, nhưng cây đã có kích thước rất "khủng" với chu vi gốc cỡ 3 mét, chiều cao khoảng 15 mét. Hiện chưa rõ cây thuộc loài nào trong chi Adansonia.Ngoài cây bao báp ở ĐH Sư phạm, TP HCM còn ba cây bao báp khác nhỏ và ít được biết đến hơn, được trồng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Được biết, đại diện Thảo Cầm Viên cũng đã từng đến ĐH Sư phạm TP HCM xin đưa cây bao báp này về trồng nhưng nhà trường không đồng ý vì coi cây là một "báu vật” của trường.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
1. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết ngay giữa Kinh thành Huế (TP Huế) có một cây bao báp cổ thụ đứng sừng sững. Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan.
Theo các tài liệu được lưu giữ, cây bao báp này có nguồn gốc từ châu Phi, do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về trồng ở Huế vào khoảng năm 1950. Đến nay cây đã trên 70 tuổi.
Cây bao báp cổ thụ này có chiều cao khoảng 20 mét, tán rất rộng với những cành vươn dài cả chục mét. Phần lớn nhất của gốc cây có chu vi trên 3 mét, phải vài người lớn đứng xung quanh mới ôm xuể.
Trên thế giới, có 8 loài cây bao báp khác nhau đã được ghi nhận, cùng nằm trong chi Adansonia. Theo các nhà khoa học Việt Nam, cây bao báp ở Huế thuộc loài bao báp Grandidier (Adansonia grandidieri). Đây là loài cây bản địa ở châu Phi và Australia.
Trải qua nhiều thập niên ở nơi "đất khách quê người", cây bao báp trong Kinh thành Huế vẫn sinh trưởng tốt, đều đặn ra hoa kết trái hàng năm. Từ cây bao báp này, các chuyên gia nông nghiệp đã nhân giống thành công hàng trăm cây bao báp con và đưa đi trồng tại nhiều địa phương khác.
2. Ngay giữa lòng TP HCM cũng có một cây bao báp to lớn không thua kém gì cây bao báp ở Huế. Đó là cây bao báp nằm trong khuôn viên ĐH Sư phạm TP HCM.
Cây bao báp này được trồng từ hạt giống do thầy Nguyễn Quý Tuấn, nguyên giảng viên khoa Sinh vật của trường mang về từ Angola năm 1993.
Dù có tuổi đời "trẻ hơn" nhiều so với "người anh em" ở Huế, nhưng cây đã có kích thước rất "khủng" với chu vi gốc cỡ 3 mét, chiều cao khoảng 15 mét. Hiện chưa rõ cây thuộc loài nào trong chi Adansonia.
Ngoài cây bao báp ở ĐH Sư phạm, TP HCM còn ba cây bao báp khác nhỏ và ít được biết đến hơn, được trồng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Được biết, đại diện Thảo Cầm Viên cũng đã từng đến ĐH Sư phạm TP HCM xin đưa cây bao báp này về trồng nhưng nhà trường không đồng ý vì coi cây là một "báu vật” của trường.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.