Al Enazi đã chụp được những hình ảnh về sự xuất hiện bất thường của tảng đá bằng máy bay không người lái trong khi đang quay phim những kho báu khảo cổ ở Al-Ula của Ả Rập Saudi – một khu vực được biết đến với các cấu trúc cổ đại có thể sánh ngang với thành phố Petra của Jordan.Al Enazi chia sẻ: “Trong khi tôi đang ghi hình lại khu vực này, một ngọn núi bất chợt xuất hiện trước mặt tôi, hình dạng của nó gợi nhớ đến một con cá ở trung tâm sa mạc."Al Enazi nói rằng anh ấy có thể không phải là người đầu tiên bắt gặp tảng đá hình con cá đặc biệt này, nhưng thước phim từ trên cao chứng tỏ anh là người đầu tiên chú ý tới hình dáng của nó.Nhà nhiếp ảnh đặt tên cho khối đá là Cá sa mạc. Trong cảnh quay bằng máy bay không người lái được Al Enazi ghi lại vào tháng 6 năm nay, khối đá trông y hệt một sinh vật dưới nước đang bơi giữa bãi cát vàng, cấu trúc giống như vây lưng của nó cũng khiến ta liên tưởng đến một con cá mập trồi lên để rình mồi.Kể từ khi những hình ảnh được chia sẻ, nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng đó là dấu tích của quái vật biển khổng lồ cổ xưa.Nhưng Al Enazi đã khiến họ thất vọng khi nhấn mạnh cấu trúc này hình thành từ đá sa thạch và chịu tác động từ quá trình phong hóa mài mòn trong thời gian dài, không có quái vật biển nào ở đây cả.Nhiếp ảnh gia hiện đang làm việc để tạo kênh một YouTube của mình để dành riêng cho việc ghi lại khu vực Al-Ula và phong cảnh hấp dẫn của nó.Bao phủ gần 922.500 km vuông, quận Al-Ula là quê hương của một trong những cảnh sa mạc ấn tượng nhất thế giới.Người Nabataean cổ đại đã thành lập một thành phố lớn phía nam của họ ngay phía bắc thung lũng Al-Ula và chạm khắc những ngôi mộ ngoạn mục vào các mỏm đá tại Mada'in Salih, hiện là Di sản Thế giới của UNESCO.Một số tảng đá của Al-Ula trông như được chạm khắc tỉ mỉ bởi con người nhưng thực tế hoàn toàn do thiên nhiên tạo. Một tảng đá, được người dân địa phương gọi là Jabal Al-Fil, nổi tiếng vì giống với một con voi.
Al Enazi đã chụp được những hình ảnh về sự xuất hiện bất thường của tảng đá bằng máy bay không người lái trong khi đang quay phim những kho báu khảo cổ ở Al-Ula của Ả Rập Saudi – một khu vực được biết đến với các cấu trúc cổ đại có thể sánh ngang với thành phố Petra của Jordan.
Al Enazi chia sẻ: “Trong khi tôi đang ghi hình lại khu vực này, một ngọn núi bất chợt xuất hiện trước mặt tôi, hình dạng của nó gợi nhớ đến một con cá ở trung tâm sa mạc."
Al Enazi nói rằng anh ấy có thể không phải là người đầu tiên bắt gặp tảng đá hình con cá đặc biệt này, nhưng thước phim từ trên cao chứng tỏ anh là người đầu tiên chú ý tới hình dáng của nó.
Nhà nhiếp ảnh đặt tên cho khối đá là Cá sa mạc. Trong cảnh quay bằng máy bay không người lái được Al Enazi ghi lại vào tháng 6 năm nay, khối đá trông y hệt một sinh vật dưới nước đang bơi giữa bãi cát vàng, cấu trúc giống như vây lưng của nó cũng khiến ta liên tưởng đến một con cá mập trồi lên để rình mồi.
Kể từ khi những hình ảnh được chia sẻ, nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng đó là dấu tích của quái vật biển khổng lồ cổ xưa.
Nhưng Al Enazi đã khiến họ thất vọng khi nhấn mạnh cấu trúc này hình thành từ đá sa thạch và chịu tác động từ quá trình phong hóa mài mòn trong thời gian dài, không có quái vật biển nào ở đây cả.
Nhiếp ảnh gia hiện đang làm việc để tạo kênh một YouTube của mình để dành riêng cho việc ghi lại khu vực Al-Ula và phong cảnh hấp dẫn của nó.
Bao phủ gần 922.500 km vuông, quận Al-Ula là quê hương của một trong những cảnh sa mạc ấn tượng nhất thế giới.
Người Nabataean cổ đại đã thành lập một thành phố lớn phía nam của họ ngay phía bắc thung lũng Al-Ula và chạm khắc những ngôi mộ ngoạn mục vào các mỏm đá tại Mada'in Salih, hiện là Di sản Thế giới của UNESCO.
Một số tảng đá của Al-Ula trông như được chạm khắc tỉ mỉ bởi con người nhưng thực tế hoàn toàn do thiên nhiên tạo. Một tảng đá, được người dân địa phương gọi là Jabal Al-Fil, nổi tiếng vì giống với một con voi.