Bãi đá cổ Stonehenge nằm cách thủ đô London của nước Anh khoảng 120km về phía Tây Nam. Nơi đây bao gồm những tảng đá lớn được xếp thành vòng tròn, trong đó có những tảng đá cao đến 6m.Theo một nghiên cứu, Stonehenge ban đầu được xây dựng thành một nghĩa trang dành cho tầng lớp quý tộc. Vào hơn 1 thế kỷ trước, giới chuyên gia đã phát hiện mảnh xương người đầu tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ cho rằng những mảnh xương đó không quan trọng và chôn cất chúng lại.Nhưng khi các nhà nghiên cứu Anh khai quật được hơn 50.000 mảnh xương của 63 người ở Stonehenge. Thông qua kiểm tra, các chuyên gia xác định được những thi thể là của cả đàn ông, phụ nữ và cả trẻ nhỏ.Theo nhà nghiên cứu Mike Parker Pearson thuộc Đại học London, việc chôn cất này diễn ra trong khoảng năm 3000 TCN và những tảng đá đầu tiên xuất hiện tại nơi đây để đánh dấu các ngôi mộ.Một giả thuyết khác được đưa ra đó là người dân thời đồ đá coi Stonehenge là một nơi linh thiêng dùng để chữa bệnh.Tuy nhiên, nghiên cứu khiến cho người ta cảm thấy thú vị nhất đó là cho rằng bãi đá Stonehenge thực chất là một loại “đàn đá” dành riêng cho những người khổng lồ. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia (RCA) ở London đã khám phá ra các tính chất âm nhạc kỳ diệu của các tảng đá dùng để dựng lập di chỉ cự thạch Stonehenge.Khi được gõ các tảng đá này sẽ phát ra âm thanh như tiếng chuông, tiếng trống và tiếng cồng chiêng. Người ta cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến những người thợ xây dựng chịu khó lặn lội một quãng đường xa xôi đến vậy để khai thác các tảng đá từ xứ Wales và mang chúng về địa điểm xây dựng ở đồng bằng Salisbury, Anh (cách đó cả trăm km).Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Time and Mind, lần đầu tiên các chuyên gia đã tiến hành các thí nghiệm thính âm tại di chỉ bằng cách gõ vào các tảng đá màu xanh dương với các viên đá thạch anh nhỏ để thử nghiệm các tính chất âm thanh của chúng.Họ khám phá ra rằng các tảng đá đã tạo nên âm thanh của kim loại và của gỗ tại các nốt nhạc khác nhau. Những tảng đá này được gọi là "đàn đá" hay "thạch cầm".“Bạn sẽ không cảm nhận được tính vang dội của thanh âm’ nhưng khi ông gõ nhẹ nhàng vào các tảng đá trong thí nghiệm, chúng thật sự đã dội âm, tuy rằng một số tính chất âm thanh đã bị bóp nghẹt”, PGS Wozencroft nói.Ông đưa ra giả thuyết cho rằng con người thời kỳ đồ đá có thể đã sử dụng các tảng đá để liên lạc với nhau qua khoảng cách xa, vì có những dấu vết trên các tảng đá cho thấy chúng đã được gõ từ một niên đại cực kỳ xa xưa.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Bãi đá cổ Stonehenge nằm cách thủ đô London của nước Anh khoảng 120km về phía Tây Nam. Nơi đây bao gồm những tảng đá lớn được xếp thành vòng tròn, trong đó có những tảng đá cao đến 6m.
Theo một nghiên cứu, Stonehenge ban đầu được xây dựng thành một nghĩa trang dành cho tầng lớp quý tộc. Vào hơn 1 thế kỷ trước, giới chuyên gia đã phát hiện mảnh xương người đầu tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ cho rằng những mảnh xương đó không quan trọng và chôn cất chúng lại.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu Anh khai quật được hơn 50.000 mảnh xương của 63 người ở Stonehenge. Thông qua kiểm tra, các chuyên gia xác định được những thi thể là của cả đàn ông, phụ nữ và cả trẻ nhỏ.
Theo nhà nghiên cứu Mike Parker Pearson thuộc Đại học London, việc chôn cất này diễn ra trong khoảng năm 3000 TCN và những tảng đá đầu tiên xuất hiện tại nơi đây để đánh dấu các ngôi mộ.
Một giả thuyết khác được đưa ra đó là người dân thời đồ đá coi Stonehenge là một nơi linh thiêng dùng để chữa bệnh.
Tuy nhiên, nghiên cứu khiến cho người ta cảm thấy thú vị nhất đó là cho rằng bãi đá Stonehenge thực chất là một loại “đàn đá” dành riêng cho những người khổng lồ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia (RCA) ở London đã khám phá ra các tính chất âm nhạc kỳ diệu của các tảng đá dùng để dựng lập di chỉ cự thạch Stonehenge.
Khi được gõ các tảng đá này sẽ phát ra âm thanh như tiếng chuông, tiếng trống và tiếng cồng chiêng. Người ta cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến những người thợ xây dựng chịu khó lặn lội một quãng đường xa xôi đến vậy để khai thác các tảng đá từ xứ Wales và mang chúng về địa điểm xây dựng ở đồng bằng Salisbury, Anh (cách đó cả trăm km).
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Time and Mind, lần đầu tiên các chuyên gia đã tiến hành các thí nghiệm thính âm tại di chỉ bằng cách gõ vào các tảng đá màu xanh dương với các viên đá thạch anh nhỏ để thử nghiệm các tính chất âm thanh của chúng.
Họ khám phá ra rằng các tảng đá đã tạo nên âm thanh của kim loại và của gỗ tại các nốt nhạc khác nhau. Những tảng đá này được gọi là "đàn đá" hay "thạch cầm".
“Bạn sẽ không cảm nhận được tính vang dội của thanh âm’ nhưng khi ông gõ nhẹ nhàng vào các tảng đá trong thí nghiệm, chúng thật sự đã dội âm, tuy rằng một số tính chất âm thanh đã bị bóp nghẹt”, PGS Wozencroft nói.
Ông đưa ra giả thuyết cho rằng con người thời kỳ đồ đá có thể đã sử dụng các tảng đá để liên lạc với nhau qua khoảng cách xa, vì có những dấu vết trên các tảng đá cho thấy chúng đã được gõ từ một niên đại cực kỳ xa xưa.