Nhím chuột Nam Phi (Atelerix frontalis) dài 15-20 cm, cư trú trong đồng cỏ, rừng cây bụi và các khu vườn phía Nam châu Phi. Loài này có một dải trắng chạy qua trán, tương phản với cái mặt sẫm màu.Nhím chuột Algeria (Atelerix algirus) dài 18-25 cm, xuất hiện ở một số sinh cảnh khác nhau ven bờ Địa Trung Hải tại châu Phi. Loài nhím chuột này được nhận dạng nhờ phần mặt và bụng sáng màu.Nhím chuột bốn ngón (Atelerix albiventris) dài 13-22 cm, phân bố rộng ở khu vực trung tâm châu Phi. Chân sau của loài nhím chuột này chỉ có bốn thay vì năm ngón. Đây là loài nhím chuột được nuôi làm thú cưng phổ biến nhất thế giới.Nhím chuột tai to (Hemiechinus auritus) dài 14-28 cm, sống ở các sa mạc Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á. Cái tai to của loài vật hoạt động về đêm này giúp chúng tỏa nhiệt để làm mát cơ thể vào những ngày nóng bức.Nhím chuột sa mạc (Paraechinus aethiopicus) dài 14-28 cm, được ghi nhận ở Trung Đông và Bắc Phi. Loài này miễn dịch với nọc độc của rắn và bọ cạp - nguồn thức ăn chính của chúng.Nhím chuột châu Âu (Erinaceus europaeus) dài 20-30 cm, phân bố khắp Tây Âu. Loài này cư trú trong rừng thưa, đất canh tác và vườn cây. Ở khu vực lạnh, chúng ngủ đông trong tổ lằm bằng lá và cỏ.Nhím chuột Amur (Erinaceus amurensis) dài 16-29 cm, là loài bản địa ở vùng Amur của Nga, Mãn Châu của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Giống các loài nhím gai khác, chúng ăn đủ thứ, từ động vật không xương sống đến hoa quả, trứng chim và cả xác chết.Nhím chuột Hugh (Mesechinus hughi) dài 16-20 cm, có nguồn gốc từ Mãn Châu và miền trung Trung Quốc. Loài này ưa thích những vùng đất trống của thảo nguyên khô, nhưng cũng sống ở vùng cây bụi và rừng rậm. Chúng tìm kiếm thức ăn ngay cả vào ban ngày trong những ngày mưa.Nhím chuột không gai (Echinosorex gymnura) dài 30-40 cm, sống ở đầm lầy và các sinh cảnh ẩm ướt ở miền Nam Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Loài này trông như con chuột lớn có lông màu trắng, hoạt động về đêm. Chúng tiết ra mùi như tỏi để đánh dấu lãnh thổ.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Nhím chuột Nam Phi (Atelerix frontalis) dài 15-20 cm, cư trú trong đồng cỏ, rừng cây bụi và các khu vườn phía Nam châu Phi. Loài này có một dải trắng chạy qua trán, tương phản với cái mặt sẫm màu.
Nhím chuột Algeria (Atelerix algirus) dài 18-25 cm, xuất hiện ở một số sinh cảnh khác nhau ven bờ Địa Trung Hải tại châu Phi. Loài nhím chuột này được nhận dạng nhờ phần mặt và bụng sáng màu.
Nhím chuột bốn ngón (Atelerix albiventris) dài 13-22 cm, phân bố rộng ở khu vực trung tâm châu Phi. Chân sau của loài nhím chuột này chỉ có bốn thay vì năm ngón. Đây là loài nhím chuột được nuôi làm thú cưng phổ biến nhất thế giới.
Nhím chuột tai to (Hemiechinus auritus) dài 14-28 cm, sống ở các sa mạc Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á. Cái tai to của loài vật hoạt động về đêm này giúp chúng tỏa nhiệt để làm mát cơ thể vào những ngày nóng bức.
Nhím chuột sa mạc (Paraechinus aethiopicus) dài 14-28 cm, được ghi nhận ở Trung Đông và Bắc Phi. Loài này miễn dịch với nọc độc của rắn và bọ cạp - nguồn thức ăn chính của chúng.
Nhím chuột châu Âu (Erinaceus europaeus) dài 20-30 cm, phân bố khắp Tây Âu. Loài này cư trú trong rừng thưa, đất canh tác và vườn cây. Ở khu vực lạnh, chúng ngủ đông trong tổ lằm bằng lá và cỏ.
Nhím chuột Amur (Erinaceus amurensis) dài 16-29 cm, là loài bản địa ở vùng Amur của Nga, Mãn Châu của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Giống các loài nhím gai khác, chúng ăn đủ thứ, từ động vật không xương sống đến hoa quả, trứng chim và cả xác chết.
Nhím chuột Hugh (Mesechinus hughi) dài 16-20 cm, có nguồn gốc từ Mãn Châu và miền trung Trung Quốc. Loài này ưa thích những vùng đất trống của thảo nguyên khô, nhưng cũng sống ở vùng cây bụi và rừng rậm. Chúng tìm kiếm thức ăn ngay cả vào ban ngày trong những ngày mưa.
Nhím chuột không gai (Echinosorex gymnura) dài 30-40 cm, sống ở đầm lầy và các sinh cảnh ẩm ướt ở miền Nam Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Loài này trông như con chuột lớn có lông màu trắng, hoạt động về đêm. Chúng tiết ra mùi như tỏi để đánh dấu lãnh thổ.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.