Sao Thổ có một mặt trăng nhỏ bí ẩn có tên là Peggy. Năm 2013, tàu Cassini của NASA đã chụp bức ảnh mà các nhà khoa học tin rằng một mặt trăng nhỏ bé mới đang dần được hình thành. Tuy nhiên, khi phòng nghiên cứu Jet Proulsion của NASA trong một cuộc họp báo về vệ tinh này đã cho biết “vệ tinh này sẽ không lớn hơn nữa, và rất có khả năng sẽ bị phá hủy”.Tháng 9/2018, các nhà khoa học từ NASA đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện luồng ánh sáng hồng ngoại đến từ ngôi sao neutron cách Trái Đất 800 năm ánh sáng. Nguyên nhân vì trước nay sao neutron vốn chỉ phát ra sóng vô tuyến và các tia có bức xạ năng lượng cao như tia X.Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu vũ trụ đã phát hiện những tín hiệu vô tuyến cực mạnh và cực sáng chỉ kéo dài trong vài mili giây, được gọi là các vụ bùng nổ sóng radio nhanh (FRB). Sau đó, các nhà khoa học còn phát hiện một FRB bí ẩn lặp, nhấp nháy liên tục 6 lần. Tín hiệu thứ hai trong FRB đó từng được thấy trước đây.Nuclear pasta là dạng vật chất mạnh nhất trong vũ trụ được hình thành từ phần còn lại của một ngôi sao chết. Theo mô phỏng, các proton và nơtron của một ngôi sao đã chết khi bị nén cực mạnh, sẽ tạo ra những gợn "sóng ma" trong không gian.Hành tinh lùn Haumea vốn đã kỳ lạ với hình dạng thon dài cùng hai Mặt Trăng quay xung quanh. Năm 2017, các nhà thiên văn học phát hiện ra vòng nhẫn cực đại quay xung quanh Haumea, có khả năng là kết quả của một vụ va chạm từ xa xưa.Vật chất tối được cho là chiếm tới 85% vật chất trong vũ trụ. Tuy nhiên, việc phát hiện một ngân hà dường như không có bất kì vật chất tối nào đã khiến giới khoa học sửng sốt.Khi nói về sự kì lạ của các vệ tinh trong Hệ Mặt Trời, đặc biệt nhất phải kể đến Mặt Trăng Hyperion - vệ tinh tự nhiên của sao Thổ có vẻ ngoài bất thường với nhiều hố va chạm sâu trông như hòn đá bọt khổng lồ. Tàu vũ trụ Cassini của NASA phát hiện vệ tinh này được tích điện bởi một chùm hạt tĩnh điện chạy ra ngoài không gian.Một neutrino (hạt không mang điện tích và khối lượng gần như bằng không) đơn lẻ và năng lượng cực kì cao đã đâm xuống Trái Đất ngày 22/9/2017. Không chỉ có vậy, các nhà vật lý tại Đài thiên văn IceCube Neutrino ở Nam Cực khẳng định nhìn thấy tia neutrino có mức năng lượng tương tự ít nhất mỗi tháng một lần.DGSAT I là thiên hà siêu khuếch tán, nghĩa là dù cho nó có độ lớn như một thiên hà bình thường trong dải ngân hà, các ngôi sao của nó được trải ra rất mỏng đến mức gần như vô hình (do ánh sáng quá yếu). Qua quan sát, các nhà khoa học cho rằng DGSAT I chính là một hóa thạch sống còn tồn tại đến ngày nay.Chuẩn tinh song sinh là hai vật thể khổng lồ có thể uốn cong ánh sáng, đủ để làm biến dạng hình ảnh những thứ phía sau chúng. Khi phát hiện thấy một chuẩn tinh từ vũ trụ sơ khai qua kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học đã sử dụng nó để ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ và thấy rằng nó đang giãn nở nhanh hơn so với trước đây - một phát hiện phủ định lại các phép đo lường hiện có.Các nhà khoa học đã tìm thấy trong hệ cụm các hành tinh lang thang một vật thể kích thước như hành tinh là SIMP J01365663+0933473 có từ trường mạnh hơn 200 lần so với Mộc tinh, đủ để tạo ra cực quang nhấp nháy trong bầu khí quyển có thể quan sát từ Trái Đất bằng kính viễn vọng vô tuyến.Ngôi sao bí ẩn KIC 846285 biệt danh là Tabby khiến giới khoa học sửng sốt vì giảm độ sáng theo các khoảng thời gian không đều, đôi khi giảm tới 22% độ sáng, khiến bề mặt của nó trông như lông mèo mướp. Các lý thuyết khác nhau đã được đưa ra, bao gồm cả khả năng tồn tại cơ sở hạ tầng của người ngoài hành tinh đang che phủ bề mặt.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Sao Thổ có một mặt trăng nhỏ bí ẩn có tên là Peggy. Năm 2013, tàu Cassini của NASA đã chụp bức ảnh mà các nhà khoa học tin rằng một mặt trăng nhỏ bé mới đang dần được hình thành. Tuy nhiên, khi phòng nghiên cứu Jet Proulsion của NASA trong một cuộc họp báo về vệ tinh này đã cho biết “vệ tinh này sẽ không lớn hơn nữa, và rất có khả năng sẽ bị phá hủy”.
Tháng 9/2018, các nhà khoa học từ NASA đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện luồng ánh sáng hồng ngoại đến từ ngôi sao neutron cách Trái Đất 800 năm ánh sáng. Nguyên nhân vì trước nay sao neutron vốn chỉ phát ra sóng vô tuyến và các tia có bức xạ năng lượng cao như tia X.
Từ năm 2007, các nhà nghiên cứu vũ trụ đã phát hiện những tín hiệu vô tuyến cực mạnh và cực sáng chỉ kéo dài trong vài mili giây, được gọi là các vụ bùng nổ sóng radio nhanh (FRB). Sau đó, các nhà khoa học còn phát hiện một FRB bí ẩn lặp, nhấp nháy liên tục 6 lần. Tín hiệu thứ hai trong FRB đó từng được thấy trước đây.
Nuclear pasta là dạng vật chất mạnh nhất trong vũ trụ được hình thành từ phần còn lại của một ngôi sao chết. Theo mô phỏng, các proton và nơtron của một ngôi sao đã chết khi bị nén cực mạnh, sẽ tạo ra những gợn "sóng ma" trong không gian.
Hành tinh lùn Haumea vốn đã kỳ lạ với hình dạng thon dài cùng hai Mặt Trăng quay xung quanh. Năm 2017, các nhà thiên văn học phát hiện ra vòng nhẫn cực đại quay xung quanh Haumea, có khả năng là kết quả của một vụ va chạm từ xa xưa.
Vật chất tối được cho là chiếm tới 85% vật chất trong vũ trụ. Tuy nhiên, việc phát hiện một ngân hà dường như không có bất kì vật chất tối nào đã khiến giới khoa học sửng sốt.
Khi nói về sự kì lạ của các vệ tinh trong Hệ Mặt Trời, đặc biệt nhất phải kể đến Mặt Trăng Hyperion - vệ tinh tự nhiên của sao Thổ có vẻ ngoài bất thường với nhiều hố va chạm sâu trông như hòn đá bọt khổng lồ. Tàu vũ trụ Cassini của NASA phát hiện vệ tinh này được tích điện bởi một chùm hạt tĩnh điện chạy ra ngoài không gian.
Một neutrino (hạt không mang điện tích và khối lượng gần như bằng không) đơn lẻ và năng lượng cực kì cao đã đâm xuống Trái Đất ngày 22/9/2017. Không chỉ có vậy, các nhà vật lý tại Đài thiên văn IceCube Neutrino ở Nam Cực khẳng định nhìn thấy tia neutrino có mức năng lượng tương tự ít nhất mỗi tháng một lần.
DGSAT I là thiên hà siêu khuếch tán, nghĩa là dù cho nó có độ lớn như một thiên hà bình thường trong dải ngân hà, các ngôi sao của nó được trải ra rất mỏng đến mức gần như vô hình (do ánh sáng quá yếu). Qua quan sát, các nhà khoa học cho rằng DGSAT I chính là một hóa thạch sống còn tồn tại đến ngày nay.
Chuẩn tinh song sinh là hai vật thể khổng lồ có thể uốn cong ánh sáng, đủ để làm biến dạng hình ảnh những thứ phía sau chúng. Khi phát hiện thấy một chuẩn tinh từ vũ trụ sơ khai qua kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học đã sử dụng nó để ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ và thấy rằng nó đang giãn nở nhanh hơn so với trước đây - một phát hiện phủ định lại các phép đo lường hiện có.
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong hệ cụm các hành tinh lang thang một vật thể kích thước như hành tinh là SIMP J01365663+0933473 có từ trường mạnh hơn 200 lần so với Mộc tinh, đủ để tạo ra cực quang nhấp nháy trong bầu khí quyển có thể quan sát từ Trái Đất bằng kính viễn vọng vô tuyến.
Ngôi sao bí ẩn KIC 846285 biệt danh là Tabby khiến giới khoa học sửng sốt vì giảm độ sáng theo các khoảng thời gian không đều, đôi khi giảm tới 22% độ sáng, khiến bề mặt của nó trông như lông mèo mướp. Các lý thuyết khác nhau đã được đưa ra, bao gồm cả khả năng tồn tại cơ sở hạ tầng của người ngoài hành tinh đang che phủ bề mặt.