Vượn cáo Bandro (Hapalemur alaotrensis) dài 38-40 cm, là loài vượn cáo cực kỳ nguy cấp chỉ sống ở đầm lầy cói giấy và các bãi sậy quanh hồ Alaotra, hồ nước lớn nhất Madagascar. Đặc điểm nổi bật của loài này là bộ lông len dày.Vượn cáo tre lớn (Prolemur simus) dài 40-42 cm, sống ở Đông Nam Madagascar, là một trong những loài vượn cáo hiếm nhất. Chúng chủ yếu ăn lục trúc, loài cây phổ biến trong sinh cảnh.Vượn cáo đuôi vằn (Lemur catta) dài 39-46 cm, thường sống trong các nhóm có số lượng lên đến 25 thành viên. Chúng dành phần lớn thời gian trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là quả, thực vật, nhựa vả vỏ cây.Vượn cáo trắng cổ khoang (Varecia variegata) dài 51-60 cm, là loài lớn nhất trong họ Lemuridae. Khác với các loài vượn cáo khác, chúng làm ổ bằng là cho vượn con. Thức ăn chính của loài này là quả cây.Vượn cáo bụng đỏ (Eulemur rubriventer) dài 35-42 cm. Là loài đơn giao, chúng thường sống trong các nhóm nhỏ gồm một cặp vượn bố mẹ và các vượn con.Vượn cáo cổ đỏ (Eulemur collaris) dài 38-50 cm. Chúng có tuyến mùi ở cổ tay để tẩm vào cái đuôi dài nhiều lông nhằm mục đích giao tiếp với đồng loại.Vượn cáo đầu trắng (Eulemur albifrons) dài 39-42 cm. Là loài lưỡng hình giới tính, chỉ con đực của loài này có mảng lông màu trắng nổi bật quanh bộ mặt đen, mặt con cái màu xám.Vượn cáo đen (Eulemur macaco) dài 38-45 cm. Con đực và con cái của loài này có màu sắc khác biệt rõ rệt: Con đực màu đen thui, con cái màu nâu xám với các túm lông trắng hai bên tai.Vượn cáo cây (Eulemur mongoz) dài 32-37 cm. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm vào mùa khô, và hoạt động vào ban ngày nhiều hơn khi mùa mưa bắt đầu.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng/ VTV4.
Vượn cáo Bandro (Hapalemur alaotrensis) dài 38-40 cm, là loài vượn cáo cực kỳ nguy cấp chỉ sống ở đầm lầy cói giấy và các bãi sậy quanh hồ Alaotra, hồ nước lớn nhất Madagascar. Đặc điểm nổi bật của loài này là bộ lông len dày.
Vượn cáo tre lớn (Prolemur simus) dài 40-42 cm, sống ở Đông Nam Madagascar, là một trong những loài vượn cáo hiếm nhất. Chúng chủ yếu ăn lục trúc, loài cây phổ biến trong sinh cảnh.
Vượn cáo đuôi vằn (Lemur catta) dài 39-46 cm, thường sống trong các nhóm có số lượng lên đến 25 thành viên. Chúng dành phần lớn thời gian trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là quả, thực vật, nhựa vả vỏ cây.
Vượn cáo trắng cổ khoang (Varecia variegata) dài 51-60 cm, là loài lớn nhất trong họ Lemuridae. Khác với các loài vượn cáo khác, chúng làm ổ bằng là cho vượn con. Thức ăn chính của loài này là quả cây.
Vượn cáo bụng đỏ (Eulemur rubriventer) dài 35-42 cm. Là loài đơn giao, chúng thường sống trong các nhóm nhỏ gồm một cặp vượn bố mẹ và các vượn con.
Vượn cáo cổ đỏ (Eulemur collaris) dài 38-50 cm. Chúng có tuyến mùi ở cổ tay để tẩm vào cái đuôi dài nhiều lông nhằm mục đích giao tiếp với đồng loại.
Vượn cáo đầu trắng (Eulemur albifrons) dài 39-42 cm. Là loài lưỡng hình giới tính, chỉ con đực của loài này có mảng lông màu trắng nổi bật quanh bộ mặt đen, mặt con cái màu xám.
Vượn cáo đen (Eulemur macaco) dài 38-45 cm. Con đực và con cái của loài này có màu sắc khác biệt rõ rệt: Con đực màu đen thui, con cái màu nâu xám với các túm lông trắng hai bên tai.
Vượn cáo cây (Eulemur mongoz) dài 32-37 cm. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm vào mùa khô, và hoạt động vào ban ngày nhiều hơn khi mùa mưa bắt đầu.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng/ VTV4.