Tất cả loài nhện đều có cơ quan cảm giác, đây chính là giác quan thứ 6 giúp nó dễ dàng đánh giá những thứ như kích thước, trọng lượng của con mồi. Giác quan đặc biệt này cũng giúp nhện phân biệt giữa chuyển động của côn trùng và chuyển động của gió, cỏ cây. Nguồn: USGS Bee Inventory and Monitoring Lab/Flickr/Public Domain.Comb Jellies (Thạch lược) có Ocelli, là cơ quan cảm thụ ảnh đơn giản, cho phép động vật không mắt cảm nhận được ánh sáng và bóng tối. Vì chúng không có hệ thống thần kinh tập trung nên thạch lược cũng dựa vào giác quan chuyên biệt này để phối hợp tốt hơn các chuyển động của lông mao để tìm kiếm thức ăn. Nguồn: Evantravels/ShutterstockCá heo là loài có giác quan thứ sáu đặc biệt với khả năng định vị bằng tiếng vang. Cá heo có thể nhận diện các sinh vật khác trong môi trường nước bằng sóng âm thanh. Với khả năng đặc biệt này, cá heo có thể săn tìm con mồi ở nơi tầm nhìn hạn chế, ngay cả đó là dòng sông âm u hay nơi sâu thẳm nhất của đại dương. Nguồn: Oli Anderson/Getty ImagesCá mập có khả năng phát hiện ra các trường điện trong môi trường xung quanh. Hình dạng kỳ lạ của đầu cá mập cho phép tăng cường khả năng cảm thụ điện bằng cách cho phép chúng nhận diện trong một khu vực rộng lớn. Nguồn: nicolas.voisin44/ShutterstockCá hồi có khả năng cảm nhận từ trường, đây chính là giác quan thứ sáu của chúng. Cá hồi có khả năng tìm đường trở lại nhưng dòng sông mà chúng đã được sinh ra để đẻ trứng, dù đã di chuyển rất xa trong suốt hành trình trưởng thành. Chúng cũng có khứu giác nhạy bén và có thể nhận biết mùi hương tốt. Nguồn: Katrina Liebich/ USFWS/Flickr/CC BY 2.0Dơi có bộ ba giác quan thứ 6, có thể đó là giác quan thứ 6, 7 và 8: định vị bằng tiếng vang, địa từ và phân cực. Dơi sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để tìm và bắt con mồi. Chúng sử dụng cảm giác địa từ như một chiếc la bàn để điều hướng khoảng cách xa. Và dùng thị giác phân cực để cảm nhận hình thái mặt trời trên bầu trời, ngay cả những ngày nhiều mây hoặc khi mặt trời lặn. Nguồn: Regis Martin/Lonely Planet Images/Getty ImagesTôm bọ ngựa cũng có giác quan thứ sáu liên quan đến sự phân cực. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể phát hiện và giao tiếp với những con tôm bọ ngựa khác bằng sử dụng ánh sáng phân cực tuyến tính, ngay cả ở sóng cực tím và xanh lục. Nguồn: Lea Lee/Getty ImagesWeather Loaches là một loài cá chạch có khả năng phát hiện sự thay đổi áp suất. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi sức nổi dưới nước và bù đắp cho việc thiếu bàng quang. Hơn nữa, giác quan này còn cho phép loài này có thể "dự đoán" thời tiết, đặc biệt là những cơn bão lớn. Nguồn: Geza Farkas/ShutterstockTất cả các loài rùa biển đều có cảm giác địa từ. Rùa biển luýt có một đốm màu hồng nhạt trên đầu, cung cấp cho rùa thông tin về các mùa, giúp chúng biết khi nào là mùa cần phải di cư. Nguồn: idreamphoto/ShutterstockMời quý độc giả xem video: Nhân lúc sư tử cái đi vắng, sư tử đực lao vào tấn công và giết chết sư tử con. Nguồn: BBC.
Tất cả loài nhện đều có cơ quan cảm giác, đây chính là giác quan thứ 6 giúp nó dễ dàng đánh giá những thứ như kích thước, trọng lượng của con mồi. Giác quan đặc biệt này cũng giúp nhện phân biệt giữa chuyển động của côn trùng và chuyển động của gió, cỏ cây. Nguồn: USGS Bee Inventory and Monitoring Lab/Flickr/Public Domain.
Comb Jellies (Thạch lược) có Ocelli, là cơ quan cảm thụ ảnh đơn giản, cho phép động vật không mắt cảm nhận được ánh sáng và bóng tối. Vì chúng không có hệ thống thần kinh tập trung nên thạch lược cũng dựa vào giác quan chuyên biệt này để phối hợp tốt hơn các chuyển động của lông mao để tìm kiếm thức ăn. Nguồn: Evantravels/Shutterstock
Cá heo là loài có giác quan thứ sáu đặc biệt với khả năng định vị bằng tiếng vang. Cá heo có thể nhận diện các sinh vật khác trong môi trường nước bằng sóng âm thanh. Với khả năng đặc biệt này, cá heo có thể săn tìm con mồi ở nơi tầm nhìn hạn chế, ngay cả đó là dòng sông âm u hay nơi sâu thẳm nhất của đại dương. Nguồn: Oli Anderson/Getty Images
Cá mập có khả năng phát hiện ra các trường điện trong môi trường xung quanh. Hình dạng kỳ lạ của đầu cá mập cho phép tăng cường khả năng cảm thụ điện bằng cách cho phép chúng nhận diện trong một khu vực rộng lớn. Nguồn: nicolas.voisin44/Shutterstock
Cá hồi có khả năng cảm nhận từ trường, đây chính là giác quan thứ sáu của chúng. Cá hồi có khả năng tìm đường trở lại nhưng dòng sông mà chúng đã được sinh ra để đẻ trứng, dù đã di chuyển rất xa trong suốt hành trình trưởng thành. Chúng cũng có khứu giác nhạy bén và có thể nhận biết mùi hương tốt. Nguồn: Katrina Liebich/ USFWS/Flickr/CC BY 2.0
Dơi có bộ ba giác quan thứ 6, có thể đó là giác quan thứ 6, 7 và 8: định vị bằng tiếng vang, địa từ và phân cực. Dơi sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để tìm và bắt con mồi. Chúng sử dụng cảm giác địa từ như một chiếc la bàn để điều hướng khoảng cách xa. Và dùng thị giác phân cực để cảm nhận hình thái mặt trời trên bầu trời, ngay cả những ngày nhiều mây hoặc khi mặt trời lặn. Nguồn: Regis Martin/Lonely Planet Images/Getty Images
Tôm bọ ngựa cũng có giác quan thứ sáu liên quan đến sự phân cực. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể phát hiện và giao tiếp với những con tôm bọ ngựa khác bằng sử dụng ánh sáng phân cực tuyến tính, ngay cả ở sóng cực tím và xanh lục. Nguồn: Lea Lee/Getty Images
Weather Loaches là một loài cá chạch có khả năng phát hiện sự thay đổi áp suất. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi sức nổi dưới nước và bù đắp cho việc thiếu bàng quang. Hơn nữa, giác quan này còn cho phép loài này có thể "dự đoán" thời tiết, đặc biệt là những cơn bão lớn. Nguồn: Geza Farkas/Shutterstock
Tất cả các loài rùa biển đều có cảm giác địa từ. Rùa biển luýt có một đốm màu hồng nhạt trên đầu, cung cấp cho rùa thông tin về các mùa, giúp chúng biết khi nào là mùa cần phải di cư. Nguồn: idreamphoto/Shutterstock
Mời quý độc giả xem video: Nhân lúc sư tử cái đi vắng, sư tử đực lao vào tấn công và giết chết sư tử con. Nguồn: BBC.