Nếu con người nằm ngủ trong thời gian dài như một con gấu đen, cơ bắp sẽ dần dần bị hao mòn vì thiếu hoạt động thể chất. Tuy nhiên, đối với một con gấu, khi nó chui ra khỏi hang vào đầu mùa xuân - sau khi ngủ đông, cơ thể nó vẫn khỏe mạnh và có thể giữ được cơ bắp. (Ảnh: Internet)Khối lượng cơ và sức mạnh của sinh vật này phần lớn được duy trì từ năm trước, mặc dù chúng ít hoặc không vận động, thậm chí không uống hoặc ăn, đi vệ sinh. Trong nhiều năm nay, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cơ chế đằng sau của siêu năng lực này. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy các chất hòa tan trong máu gấu chính là chìa khóa mở ra bí ẩn này. Chúng thậm chí có thể giúp ngăn ngừa teo cơ ở người. (Ảnh: Internet)Được biết, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã lấy huyết thanh từ máu của 7 con gấu đang ngủ đông và thêm trực tiếp vào các tế bào nuôi cấy mô được tạo ra từ các tế bào cơ xương của con người. Họ nhận thấy hàm lượng protein của những tế bào này tăng lên trong vòng 24 giờ. (Ảnh: Internet)Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra sự sụt giảm trong việc sản xuất một loại protein điều hòa đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các cơ bắp không được sử dụng. (Ảnh: Quora)Tuy nhiên, những thay đổi tế bào này chỉ xảy ra khi thêm máu của gấu đang ngủ đông. Khi lấy máu từ những con gấu đen đang hoạt động vào mùa hè, huyết thanh đã không ngăn quá trình suy giảm protein tự nhiên trong tế bào cơ xương của con người.Nhà sinh lý học Mitsunori Miyazaki từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản kết luận: “Chúng tôi đã chỉ ra 'một số yếu tố' có trong huyết thanh gấu ngủ đông có khả năng điều chỉnh quá trình chuyển hóa protein trong các tế bào cơ xương của người được nuôi cấy và góp phần duy trì khối lượng cơ bắp. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể yếu tố này vẫn chưa thành công”. (Ảnh: Quora)Trước đây, đã từng có các nghiên cứu tương tự với huyết thanh gấu đen, song chưa có nghiên cứu nào xác định được chính xác "yếu tố" thúc đẩy siêu năng lực ngủ đông của gấu. (Ảnh: Pbs)Theo nghiên cứu vào năm 2018, huyết thanh từ gấu đang ngủ đông đã làm giảm sự chuyển hóa protein trong mô cơ xương của con người. Tác dụng tương tự cũng đã được chứng minh trên mô cơ xương của chuột. (Ảnh: Shutterstock)Hiện tại, đó là tất cả những gì chúng ta có thể biết. Miyazaki vẫn quyết tâm tiếp tục tìm kiếm câu trả lời rõ ràng hơn. (Ảnh: Adobe stock)"Bằng cách xác định yếu tố trong huyết thanh gấu ngủ đông và làm rõ cơ chế chưa được khám phá đằng sau việc cơ bắp không suy yếu ngay cả khi không sử dụng ở động vật ngủ đông, chúng ta có thể phát triển các chiến lược phục hồi hiệu quả ở người và ngăn ngừa bệnh bại liệt trong tương lai”, ông nói. (Ảnh: Adobe stock)
Nếu con người nằm ngủ trong thời gian dài như một con gấu đen, cơ bắp sẽ dần dần bị hao mòn vì thiếu hoạt động thể chất. Tuy nhiên, đối với một con gấu, khi nó chui ra khỏi hang vào đầu mùa xuân - sau khi ngủ đông, cơ thể nó vẫn khỏe mạnh và có thể giữ được cơ bắp. (Ảnh: Internet)
Khối lượng cơ và sức mạnh của sinh vật này phần lớn được duy trì từ năm trước, mặc dù chúng ít hoặc không vận động, thậm chí không uống hoặc ăn, đi vệ sinh. Trong nhiều năm nay, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cơ chế đằng sau của siêu năng lực này. (Ảnh: Pixabay/CC0 Public Domain)
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy các chất hòa tan trong máu gấu chính là chìa khóa mở ra bí ẩn này. Chúng thậm chí có thể giúp ngăn ngừa teo cơ ở người. (Ảnh: Internet)
Được biết, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã lấy huyết thanh từ máu của 7 con gấu đang ngủ đông và thêm trực tiếp vào các tế bào nuôi cấy mô được tạo ra từ các tế bào cơ xương của con người. Họ nhận thấy hàm lượng protein của những tế bào này tăng lên trong vòng 24 giờ. (Ảnh: Internet)
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra sự sụt giảm trong việc sản xuất một loại protein điều hòa đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các cơ bắp không được sử dụng. (Ảnh: Quora)
Tuy nhiên, những thay đổi tế bào này chỉ xảy ra khi thêm máu của gấu đang ngủ đông. Khi lấy máu từ những con gấu đen đang hoạt động vào mùa hè, huyết thanh đã không ngăn quá trình suy giảm protein tự nhiên trong tế bào cơ xương của con người.
Nhà sinh lý học Mitsunori Miyazaki từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản kết luận: “Chúng tôi đã chỉ ra 'một số yếu tố' có trong huyết thanh gấu ngủ đông có khả năng điều chỉnh quá trình chuyển hóa protein trong các tế bào cơ xương của người được nuôi cấy và góp phần duy trì khối lượng cơ bắp. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể yếu tố này vẫn chưa thành công”. (Ảnh: Quora)
Trước đây, đã từng có các nghiên cứu tương tự với huyết thanh gấu đen, song chưa có nghiên cứu nào xác định được chính xác "yếu tố" thúc đẩy siêu năng lực ngủ đông của gấu. (Ảnh: Pbs)
Theo nghiên cứu vào năm 2018, huyết thanh từ gấu đang ngủ đông đã làm giảm sự chuyển hóa protein trong mô cơ xương của con người. Tác dụng tương tự cũng đã được chứng minh trên mô cơ xương của chuột. (Ảnh: Shutterstock)
Hiện tại, đó là tất cả những gì chúng ta có thể biết. Miyazaki vẫn quyết tâm tiếp tục tìm kiếm câu trả lời rõ ràng hơn. (Ảnh: Adobe stock)
"Bằng cách xác định yếu tố trong huyết thanh gấu ngủ đông và làm rõ cơ chế chưa được khám phá đằng sau việc cơ bắp không suy yếu ngay cả khi không sử dụng ở động vật ngủ đông, chúng ta có thể phát triển các chiến lược phục hồi hiệu quả ở người và ngăn ngừa bệnh bại liệt trong tương lai”, ông nói. (Ảnh: Adobe stock)