Theo những tài liệu được giải mật gần đây, vào những năm 1960, Hải quân Mỹ đã sử dụng cá heo để tìm mìn dưới nước và phát hiện tàu ngầm. Đây là một trong những chương trình bí mật về huấn luyện động vật làm điệp viên của Mỹ.Không chỉ Mỹ, Nga cũng có những chương trình huấn luyện động vật để phục vụ mục đích quân sự. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Nga có thể đang sử dụng cá heo để đề phòng thợ lặn đối phương tập kích quân cảng Sevastopol trên Biển Đen trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.Chuyên gia về tàu ngầm và hệ thống dưới nước H. I. Sutton nhận định Nga có thể đã triển khai các "điệp viên" cá heo để đề phòng biệt kích Ukraine xâm nhập quân cảng Sevastopol phá hoại cơ sở hạ tầng và chiến hạm.Trước đó, vào năm 2017, truyền thông nhà nước Nga đưa tin xứ sở bạch dương đang thử nghiệm sử dụng cá voi trắng, cá heo mũi chai và một số loài hải cẩu để bảo vệ lối vào các căn cứ hải quân, hỗ trợ thợ lặn.Thậm chí, những "điệp viên" không thể nói này có thể tấn công đối tượng lạ xâm nhập khu vực mục tiêu được bảo vệ.Bồ câu cũng từng được Mỹ huấn luyện làm điệp viên vào những năm 1960 - 1970. Khi ấy, quân đội Mỹ sử dụng những con chim bồ câu đã được huấn luyện bay qua lãnh thổ kẻ thù để làm nhiệm vụ do thám.Trên những con chim bồ câu này có gắn những máy ảnh siêu nhỏ để chụp ảnh trận địa và việc di chuyển quân của kẻ địch. Sau đó, ảnh sẽ được tự động gửi về trung tâm chỉ huy để giải mã, phân tích tình hình.Cũng trong những năm 1960, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chi khoảng 10 triệu USD để biến mèo thành "chiến binh tình báo" tinh nhuệ.Theo đó, những con mèo được gắn những thiết bị ghi âm siêu nhỏ để có thể dễ dàng đi vào những nơi quan trọng của đối phương để nghe lén các cuộc trò chuyện, thu thập thông tin tình báo mà không bị phát hiện.Chương trình bí mật này có tên Acoustic Kitty. Tuy nhiên, kế hoạch bị hủy bỏ vào năm 1967 vì những "điệp viên mèo" thường đi lang lang khắp nơi, không thể hoàn thành "nhiệm vụ" như dự định.Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.
Theo những tài liệu được giải mật gần đây, vào những năm 1960, Hải quân Mỹ đã sử dụng cá heo để tìm mìn dưới nước và phát hiện tàu ngầm. Đây là một trong những chương trình bí mật về huấn luyện động vật làm điệp viên của Mỹ.
Không chỉ Mỹ, Nga cũng có những chương trình huấn luyện động vật để phục vụ mục đích quân sự. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Nga có thể đang sử dụng cá heo để đề phòng thợ lặn đối phương tập kích quân cảng Sevastopol trên Biển Đen trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Chuyên gia về tàu ngầm và hệ thống dưới nước H. I. Sutton nhận định Nga có thể đã triển khai các "điệp viên" cá heo để đề phòng biệt kích Ukraine xâm nhập quân cảng Sevastopol phá hoại cơ sở hạ tầng và chiến hạm.
Trước đó, vào năm 2017, truyền thông nhà nước Nga đưa tin xứ sở bạch dương đang thử nghiệm sử dụng cá voi trắng, cá heo mũi chai và một số loài hải cẩu để bảo vệ lối vào các căn cứ hải quân, hỗ trợ thợ lặn.
Thậm chí, những "điệp viên" không thể nói này có thể tấn công đối tượng lạ xâm nhập khu vực mục tiêu được bảo vệ.
Bồ câu cũng từng được Mỹ huấn luyện làm điệp viên vào những năm 1960 - 1970. Khi ấy, quân đội Mỹ sử dụng những con chim bồ câu đã được huấn luyện bay qua lãnh thổ kẻ thù để làm nhiệm vụ do thám.
Trên những con chim bồ câu này có gắn những máy ảnh siêu nhỏ để chụp ảnh trận địa và việc di chuyển quân của kẻ địch. Sau đó, ảnh sẽ được tự động gửi về trung tâm chỉ huy để giải mã, phân tích tình hình.
Cũng trong những năm 1960, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chi khoảng 10 triệu USD để biến mèo thành "chiến binh tình báo" tinh nhuệ.
Theo đó, những con mèo được gắn những thiết bị ghi âm siêu nhỏ để có thể dễ dàng đi vào những nơi quan trọng của đối phương để nghe lén các cuộc trò chuyện, thu thập thông tin tình báo mà không bị phát hiện.
Chương trình bí mật này có tên Acoustic Kitty. Tuy nhiên, kế hoạch bị hủy bỏ vào năm 1967 vì những "điệp viên mèo" thường đi lang lang khắp nơi, không thể hoàn thành "nhiệm vụ" như dự định.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.