Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Thịnh vượng chung (CSIRO) của Australia mới đây đã tìm thấy một nghĩa địa cá mập bí ẩn nằm dưới đáy Ấn Độ Dương, ngoài khơi quần đảo Cocos (Keeling).Tổng cộng 750 chiếc răng hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 5,4 km, đại diện cho một số lượng lớn các loài động vật săn mồi ở biển cả cổ đại lẫn hiện đại. Trong số này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc răng được cho là thuộc về tổ tiên của loài cá mập cổ đại megalodon."Loài cá mập này đã tiến hóa thành megalodon, loài cá lớn nhất trong gia đình cá mập và đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3,5 triệu năm", ông Glen Moore, người phụ trách về các loài cá tại Bảo tàng Tây Úc, chia sẻ.Vì cá mập chỉ có sụn chứ không có xương nên phần lớn cơ thể chúng sẽ bị phân hủy thay vì trở thành hóa thạch sau khi chết, ngoại trừ răng và vảy. Do đó những hóa thạch cá mập mới được phát hiện là manh mối duy nhất và rất quan trọng về lịch sử 450 triệu năm của loài động vật cổ đại này trên Trái Đất.Nhóm nghiên cứu thu được phát hiện bất ngờ này trong chuyến khảo sát trên tàu RV Investigator, tàu nghiên cứu vận hành bởi cơ quan khoa học quốc gia Australia, CSIRO.Một tấm lưới vét khổng lồ được kéo dọc đáy biển, thu thập hàng loạt răng từ nhiều loài đa dạng trong công viên biển bao quanh quần đảo Cocos (Keeling).Công viên biển quần đảo Cocos bao phủ diện tích hơn 466.198 km2 ở Ấn Độ Dương, nằm phía tây Australia và Indonesia.Cùng với công viên biển đảo Giáng sinh, công viên này được thành lập hôm 20/3 bởi chính phủ Australia. Tổng diện tích hai công viên lớn hơn gấp đôi công viên Great Barrier Reef.Nghĩa địa phát hiện gần đây ở công viên biển quần đảo Cocos rất đáng chú ý bởi số lượng hóa thạch dồi dào của cá mập ở đó.Theo nhà khoa học chỉ đạo chuyến đi, John Keesing, ước tính khoảng 1/3 số loài thu thập trong các cuộc khảo sát đa dạng sinh học bằng tàu RV Investigator có thể là loài mới.
Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Thịnh vượng chung (CSIRO) của Australia mới đây đã tìm thấy một nghĩa địa cá mập bí ẩn nằm dưới đáy Ấn Độ Dương, ngoài khơi quần đảo Cocos (Keeling).
Tổng cộng 750 chiếc răng hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 5,4 km, đại diện cho một số lượng lớn các loài động vật săn mồi ở biển cả cổ đại lẫn hiện đại. Trong số này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc răng được cho là thuộc về tổ tiên của loài cá mập cổ đại megalodon.
"Loài cá mập này đã tiến hóa thành megalodon, loài cá lớn nhất trong gia đình cá mập và đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3,5 triệu năm", ông Glen Moore, người phụ trách về các loài cá tại Bảo tàng Tây Úc, chia sẻ.
Vì cá mập chỉ có sụn chứ không có xương nên phần lớn cơ thể chúng sẽ bị phân hủy thay vì trở thành hóa thạch sau khi chết, ngoại trừ răng và vảy. Do đó những hóa thạch cá mập mới được phát hiện là manh mối duy nhất và rất quan trọng về lịch sử 450 triệu năm của loài động vật cổ đại này trên Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu thu được phát hiện bất ngờ này trong chuyến khảo sát trên tàu RV Investigator, tàu nghiên cứu vận hành bởi cơ quan khoa học quốc gia Australia, CSIRO.
Một tấm lưới vét khổng lồ được kéo dọc đáy biển, thu thập hàng loạt răng từ nhiều loài đa dạng trong công viên biển bao quanh quần đảo Cocos (Keeling).
Công viên biển quần đảo Cocos bao phủ diện tích hơn 466.198 km2 ở Ấn Độ Dương, nằm phía tây Australia và Indonesia.
Cùng với công viên biển đảo Giáng sinh, công viên này được thành lập hôm 20/3 bởi chính phủ Australia. Tổng diện tích hai công viên lớn hơn gấp đôi công viên Great Barrier Reef.
Nghĩa địa phát hiện gần đây ở công viên biển quần đảo Cocos rất đáng chú ý bởi số lượng hóa thạch dồi dào của cá mập ở đó.
Theo nhà khoa học chỉ đạo chuyến đi, John Keesing, ước tính khoảng 1/3 số loài thu thập trong các cuộc khảo sát đa dạng sinh học bằng tàu RV Investigator có thể là loài mới.