Loài mới được đặt tên là Galeus Friedrichi, có họ hàng với hai loài từng được tìm thấy ở Philippines là Galeus sauteri và Galeus schultzi.Chi cá mập mèo Galeus mà chúng thuộc về là một thành viên của họ Pentanchidae, thuộc bộ Cá mập mắt trắng, dòng dõi đa dạng nhất của Liên bộ Cá mập. Bản thân chi Galeus cũng là một trong những chi cá mập giàu loài nhất với gần 20 loài được khoa học công nhận.Các thành viên của chi được tìm thấy ở Đại Tây Dương, phía Tây và khu vực trung tâm Thái Bình Dương, cũng như Vịnh California. Chúng còn được gọi là cá mập mèo đuôi cưa, liên quan đến cấu trúc răng cưa đặc biệt được tìm thấy dọc theo mép trên của vây đuôi.Cá mập thuộc chi này thường vô hại, khá nhỏ và mảnh khảnh với thân hình săn chắc, lớp da dày, thô ráp, nhiều loài có hoa văn mà cụ thể là loài này, có lớp da trông giống như bộ lông của những con mèo có đốm hay mèo tam thể - nhưng các đốm chỉ có một màu.Loài cá mập quái dị chưa từng thấy trên thế giới này cũng mang hình dáng giống hầu hết các thành viên khác của chi với đầu khá dài và nhọn, miệng rộng, chuyên săn các loài động vật không xương sống nhỏ. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của chúng là sự thiếu vắng của các đốm màu.Loài mới đã được nghiên cứu và phân tích bởi nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai học giả David Ebert và Jessica Jang từ Trung tâm Nghiên cứu Cá mập Thái Bình Dương (trụ sở tại Mỹ). Chi này có phạm vi rộng, chủ yếu xuất hiện ở các thềm lục địa và dọc theo sườn các đảo ở độ sâu khoảng 100 đến 2.000 m.Galeus Friedrichi, còn được gọi là cá mập đuôi cưa Philippines, từng được biết đến qua một số mẫu vật điển hình được đánh bắt ngoài khơi Sikayab-Bukana - Philippines ở độ sâu 550 m, tuy nhiên đến nay giới khoa học mới xác nhận được sinh vật quái dị này là một loài hoàn toàn mới.Kích thước của nó khá lớn so với họ hàng với chiều dài hơn 50 cm; số lượng đốt sống nhiều hơn.Cách đây không lâu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra loài cá "đáng thương" nhất đại dương, chú cá mập mèo mõm đen (Galeus melastomus). Nó không có biểu bì, không có hạ bì, cũng không có cấu trúc hình răng, và thậm chí còn không có cả răng luôn. Nhìn chung, việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là may mắn.Các chuyên gia cho biết, dường như có nhiều lý do khiến con cá mập trở nên đáng thương như vậy, từ nguyên nhân tự nhiên cho đến con người.Có giả thuyết cho rằng việc phải tiếp xúc với hóa chất do con người thải ra trong thời gian dài là nguyên nhân. Khí hậu nóng lên cũng chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, một số cho rằng đây đơn giản chỉ là một lỗi trong quá trình hình thành phôi thai của cá mập thôi.Trong thời đại môi trường biến đổi nhanh chóng, các chuyên gia đang rất cố gắng tìm cách thấu hiểu các sự phát triển bất thường như vậy, nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ đại dương trước khi có nhiều trường hợp tương tự xảy ra.>>>Xem thêm video: Vén màn bí ẩn “nghĩa địa cá mập” khổng lồ dưới đáy đại dương. Nguồn: Kienthucnet.
Loài mới được đặt tên là Galeus Friedrichi, có họ hàng với hai loài từng được tìm thấy ở Philippines là Galeus sauteri và Galeus schultzi.
Chi cá mập mèo Galeus mà chúng thuộc về là một thành viên của họ Pentanchidae, thuộc bộ Cá mập mắt trắng, dòng dõi đa dạng nhất của Liên bộ Cá mập. Bản thân chi Galeus cũng là một trong những chi cá mập giàu loài nhất với gần 20 loài được khoa học công nhận.
Các thành viên của chi được tìm thấy ở Đại Tây Dương, phía Tây và khu vực trung tâm Thái Bình Dương, cũng như Vịnh California. Chúng còn được gọi là cá mập mèo đuôi cưa, liên quan đến cấu trúc răng cưa đặc biệt được tìm thấy dọc theo mép trên của vây đuôi.
Cá mập thuộc chi này thường vô hại, khá nhỏ và mảnh khảnh với thân hình săn chắc, lớp da dày, thô ráp, nhiều loài có hoa văn mà cụ thể là loài này, có lớp da trông giống như bộ lông của những con mèo có đốm hay mèo tam thể - nhưng các đốm chỉ có một màu.
Loài cá mập quái dị chưa từng thấy trên thế giới này cũng mang hình dáng giống hầu hết các thành viên khác của chi với đầu khá dài và nhọn, miệng rộng, chuyên săn các loài động vật không xương sống nhỏ. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của chúng là sự thiếu vắng của các đốm màu.
Loài mới đã được nghiên cứu và phân tích bởi nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai học giả David Ebert và Jessica Jang từ Trung tâm Nghiên cứu Cá mập Thái Bình Dương (trụ sở tại Mỹ). Chi này có phạm vi rộng, chủ yếu xuất hiện ở các thềm lục địa và dọc theo sườn các đảo ở độ sâu khoảng 100 đến 2.000 m.
Galeus Friedrichi, còn được gọi là cá mập đuôi cưa Philippines, từng được biết đến qua một số mẫu vật điển hình được đánh bắt ngoài khơi Sikayab-Bukana - Philippines ở độ sâu 550 m, tuy nhiên đến nay giới khoa học mới xác nhận được sinh vật quái dị này là một loài hoàn toàn mới.
Kích thước của nó khá lớn so với họ hàng với chiều dài hơn 50 cm; số lượng đốt sống nhiều hơn.
Cách đây không lâu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra loài cá "đáng thương" nhất đại dương, chú cá mập mèo mõm đen (Galeus melastomus). Nó không có biểu bì, không có hạ bì, cũng không có cấu trúc hình răng, và thậm chí còn không có cả răng luôn. Nhìn chung, việc nó tồn tại được đến giờ phút này hoàn toàn là may mắn.
Các chuyên gia cho biết, dường như có nhiều lý do khiến con cá mập trở nên đáng thương như vậy, từ nguyên nhân tự nhiên cho đến con người.
Có giả thuyết cho rằng việc phải tiếp xúc với hóa chất do con người thải ra trong thời gian dài là nguyên nhân. Khí hậu nóng lên cũng chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, một số cho rằng đây đơn giản chỉ là một lỗi trong quá trình hình thành phôi thai của cá mập thôi.
Trong thời đại môi trường biến đổi nhanh chóng, các chuyên gia đang rất cố gắng tìm cách thấu hiểu các sự phát triển bất thường như vậy, nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ đại dương trước khi có nhiều trường hợp tương tự xảy ra.
>>>Xem thêm video: Vén màn bí ẩn “nghĩa địa cá mập” khổng lồ dưới đáy đại dương. Nguồn: Kienthucnet.