Hươu cao cổ thường được các nhà sinh vật học coi là loài động vật đơn giản, hàng ngày chỉ biết thong thả gặm lá cây để nuôi dưỡng cơ thể đồ sộ.Trong một cuốn sách xuất bản năm 1991, hươu cao cổ được miêu tả là “xa cách về mặt xã hội, không có mối liên kết lâu dài với đồng loại, dù là theo cách bình thường nhất.Nhưng nghiên cứu mới đây của Đại học Bristol, xuất bản trên tạp chí Mammal Review ngày 03/08 vừa rồi cho biết, loài vật này đã bị hiểu nhầm. Thực tế đây là một loài có đời sống xã hội phong phú và phức tạp.Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà sinh vật học đã biết được rằng nhiều loài động vật có vú có tính xã hội khá phức tạp như voi, linh trưởng và động vật giáp xác.Thật khó hiểu là đến năm 2021 các nhà nghiên cứu mới khám phá ra rằng hươu cao cổ không hề sống cuộc sống đơn giản như mọi người vẫn tưởng.Trong bài báo cáo dài 404 trang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hươu cao cổ dường như sống theo mô hình xã hội mẫu hệ. Nghiên cứu cho thấy hươu cao cổ cái duy trì mối quan hệ bền chặt với những con cái khác và các con của mình.Đôi khi một con hươu cao cổ cái được chăm sóc bởi một con cái khác. Hươu cao cổ cái còn tỏ ra đau khổ khi một con trong đàn chết, ngay cả khi đó không phải là con ruột của mình.Còn hươu cao cổ đực chỉ có mối quan hệ hợp tác với hươu cao cổ cái, chứ không đóng vai trò gì trong việc nuôi dạy con cái.Một phát hiện quan trọng khác đó là hươu cao cổ cũng có “hiệu ứng bà ngoại”. Hiệu ứng này còn xảy ra ở một số loài khác như voi, cá voi sát thủ, và cả con người. Đó là khi một số loài sẽ sống sót và phát triển sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản nhằm hỗ trợ nuôi dạy con cháu.Nghiên cứu cho rằng, hươu cao cổ cái dành tới 30% cuộc đời ở trạng thái "sau sinh sản". Trong đó với loài voi, tỷ lệ này là 23% và với cá voi sát thủ là 35%.Có khả năng “bà ngoại” hươu cao cổ đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Bà có thể là kho kiến thức, hoặc tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em.Tuy nhiên, đội nghiên cứu cũng thận trọng nói rằng, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu vai trò của hươu cao cổ cái già, có thể sống gần ba thập kỷ, đóng vai trò gì trong xã hội hươu cao cổ và những lợi ích mà nó mang lại cho sự tồn tại của thế hệ con cái.Hiểu biết về loài vật này vẫn còn quá ít ỏi. Các nhà khoa học đang tìm hiểu về nhiều vấn đề khác như cách hươu cao cổ giao tiếp, hươu cao cổ đực có thường sống quá tuổi sinh sản không, và lý do loài này sống theo bầy đàn.Việc hiểu hơn về hành vi của hươu cao cổ có thể giúp ích cho các nhà khoa học trong việc đảm bảo sự sống sót của loài này. Số lượng hươu cao cổ đã giảm 40% kể từ năm 1985 và được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách nhóm loài dễ bị tổn thương.
Hươu cao cổ thường được các nhà sinh vật học coi là loài động vật đơn giản, hàng ngày chỉ biết thong thả gặm lá cây để nuôi dưỡng cơ thể đồ sộ.
Trong một cuốn sách xuất bản năm 1991, hươu cao cổ được miêu tả là “xa cách về mặt xã hội, không có mối liên kết lâu dài với đồng loại, dù là theo cách bình thường nhất.
Nhưng nghiên cứu mới đây của Đại học Bristol, xuất bản trên tạp chí Mammal Review ngày 03/08 vừa rồi cho biết, loài vật này đã bị hiểu nhầm. Thực tế đây là một loài có đời sống xã hội phong phú và phức tạp.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà sinh vật học đã biết được rằng nhiều loài động vật có vú có tính xã hội khá phức tạp như voi, linh trưởng và động vật giáp xác.
Thật khó hiểu là đến năm 2021 các nhà nghiên cứu mới khám phá ra rằng hươu cao cổ không hề sống cuộc sống đơn giản như mọi người vẫn tưởng.
Trong bài báo cáo dài 404 trang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hươu cao cổ dường như sống theo mô hình xã hội mẫu hệ. Nghiên cứu cho thấy hươu cao cổ cái duy trì mối quan hệ bền chặt với những con cái khác và các con của mình.
Đôi khi một con hươu cao cổ cái được chăm sóc bởi một con cái khác. Hươu cao cổ cái còn tỏ ra đau khổ khi một con trong đàn chết, ngay cả khi đó không phải là con ruột của mình.
Còn hươu cao cổ đực chỉ có mối quan hệ hợp tác với hươu cao cổ cái, chứ không đóng vai trò gì trong việc nuôi dạy con cái.
Một phát hiện quan trọng khác đó là hươu cao cổ cũng có “hiệu ứng bà ngoại”. Hiệu ứng này còn xảy ra ở một số loài khác như voi, cá voi sát thủ, và cả con người. Đó là khi một số loài sẽ sống sót và phát triển sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản nhằm hỗ trợ nuôi dạy con cháu.
Nghiên cứu cho rằng, hươu cao cổ cái dành tới 30% cuộc đời ở trạng thái "sau sinh sản". Trong đó với loài voi, tỷ lệ này là 23% và với cá voi sát thủ là 35%.
Có khả năng “bà ngoại” hươu cao cổ đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Bà có thể là kho kiến thức, hoặc tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em.
Tuy nhiên, đội nghiên cứu cũng thận trọng nói rằng, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu vai trò của hươu cao cổ cái già, có thể sống gần ba thập kỷ, đóng vai trò gì trong xã hội hươu cao cổ và những lợi ích mà nó mang lại cho sự tồn tại của thế hệ con cái.
Hiểu biết về loài vật này vẫn còn quá ít ỏi. Các nhà khoa học đang tìm hiểu về nhiều vấn đề khác như cách hươu cao cổ giao tiếp, hươu cao cổ đực có thường sống quá tuổi sinh sản không, và lý do loài này sống theo bầy đàn.
Việc hiểu hơn về hành vi của hươu cao cổ có thể giúp ích cho các nhà khoa học trong việc đảm bảo sự sống sót của loài này. Số lượng hươu cao cổ đã giảm 40% kể từ năm 1985 và được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách nhóm loài dễ bị tổn thương.