Bạch đàn (Eucalyptus) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc.Bạch đàn vốn đã khá nổi tiếng vì một loại tinh dầu chiết xuất trong đó: dầu khuynh diệp. Thế nhưng vào năm 2013, giới khoa học ở Úc phát hiện ra một sự thật gây sốc của loài cây này, đó là trên lá cây có chứa vàng.Rễ của cây bạch đàn có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nước và chất dinh dưỡng, trong quá trình đó, cây này có thể hút vàng từ đất, đưa lên lá cây.Vàng trong lá cây được di chuyển tới các đầu mút của cây hoặc các vùng bên trong tế bào để giảm độc hại.Đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện tích hợp tự nhiên trong một sinh vật sống.Mặc dù lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005% trọng lượng lá, nhưng công nghệ này có tiềm năng ứng dụng cho việc nhận biết nơi có thể khoan tìm kim loại quý mà không làm tổn thương môi trường.Công nghệ này có tên là phytomining, đã được nghiên cứu trên thế giới với các loại cây khác như mù tạt, hướng dương.Ngoài việc cung cấp vàng nano cho ngành công nghiệp hóa chất, phytomining còn giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm từ các khu mỏ vàng.Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin.
Bạch đàn (Eucalyptus) là chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương - loài thực vật bản địa có xuất xứ từ Úc.
Bạch đàn vốn đã khá nổi tiếng vì một loại tinh dầu chiết xuất trong đó: dầu khuynh diệp. Thế nhưng vào năm 2013, giới khoa học ở Úc phát hiện ra một sự thật gây sốc của loài cây này, đó là trên lá cây có chứa vàng.
Rễ của cây bạch đàn có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nước và chất dinh dưỡng, trong quá trình đó, cây này có thể hút vàng từ đất, đưa lên lá cây.
Vàng trong lá cây được di chuyển tới các đầu mút của cây hoặc các vùng bên trong tế bào để giảm độc hại.
Đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện tích hợp tự nhiên trong một sinh vật sống.
Mặc dù lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005% trọng lượng lá, nhưng công nghệ này có tiềm năng ứng dụng cho việc nhận biết nơi có thể khoan tìm kim loại quý mà không làm tổn thương môi trường.
Công nghệ này có tên là phytomining, đã được nghiên cứu trên thế giới với các loại cây khác như mù tạt, hướng dương.
Ngoài việc cung cấp vàng nano cho ngành công nghiệp hóa chất, phytomining còn giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm từ các khu mỏ vàng.