Nằm ở làng La Brea phía tây nam Trinidad, hồ Pitch có diện tích khoảng 40 hecta và sâu khoảng 75m. Đây là hồ nước chứa hàng triệu tấn "vàng đen"."Vàng đen" tại hồ Pitch chính là nhựa đường. Theo các chuyên gia, nhựa đường được hình thành tại hồ Pitch từ hàng ngàn năm trước. Do quá trình hút chìm khi mảng lục địa Caribe bị mảng lục địa khác chèn lên nên các đường đứt gãy lộ thiên này cho phép dầu thô từ các mỏ sâu dưới lòng đất trào lên bề mặt và tập trung trong miệng núi lửa.Những thành phần nhẹ hơn trong dầu thô bay hơi và để lại lớp nhựa đường đặc, nặng. Đó chính là hỗn hợp của dầu, đất sét và nước.Theo đó, hồ Pitch trở thành hồ nhựa đường. Lớp nhựa đường dày đến mức con người có thể đi bộ trên đó. Tuy nhiên, nếu đứng yên quá lâu tại một vị trí thì mọi sinh vật có thể từ từ chìm xuống dưới mặt hồ.Mặc dù trông khá bình lặng nhưng nhựa đường ở hồ Pitch vẫn chuyển động và có thể nhìn rõ dòng chảy của lớp nhựa.Được phát hiện năm 1595, ngành công nghiệp khai khoáng tại hồ Pitch diễn ra từ năm 1867.Theo ước tính, khoảng 10 triệu tấn nhựa đường đã được khai thác tại hồ Pitch.Các chuyên gia ước tính trong hồ Pitch còn khoảng 6 triệu tấn nhựa đường. Với trữ lượng như vậy, hồ Pitch trở thành hồ nhựa đường lớn nhất thế giới.Bên cạnh giá trị khai khoáng, hồ Pitch còn là địa điểm hấp dẫn giới khảo cổ và các chuyên gia khoa học. Bởi lẽ hồ nhựa đường lớn nhất thế giới có những dấu vết của các động vật ẩn dưới lớp nhựa đường đặc dính.Những con vật này có thể sà xuống hồ để tìm thức ăn và bị nhấn chìm xuống phía dưới. Trải qua hàng ngàn năm, bộ xương hóa thạch của chúng còn khá nguyên vẹn giúp giải mã bí ẩn về cuộc sống thời xưa.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.
Nằm ở làng La Brea phía tây nam Trinidad, hồ Pitch có diện tích khoảng 40 hecta và sâu khoảng 75m. Đây là hồ nước chứa hàng triệu tấn "vàng đen".
"Vàng đen" tại hồ Pitch chính là nhựa đường. Theo các chuyên gia, nhựa đường được hình thành tại hồ Pitch từ hàng ngàn năm trước. Do quá trình hút chìm khi mảng lục địa Caribe bị mảng lục địa khác chèn lên nên các đường đứt gãy lộ thiên này cho phép dầu thô từ các mỏ sâu dưới lòng đất trào lên bề mặt và tập trung trong miệng núi lửa.
Những thành phần nhẹ hơn trong dầu thô bay hơi và để lại lớp nhựa đường đặc, nặng. Đó chính là hỗn hợp của dầu, đất sét và nước.
Theo đó, hồ Pitch trở thành hồ nhựa đường. Lớp nhựa đường dày đến mức con người có thể đi bộ trên đó. Tuy nhiên, nếu đứng yên quá lâu tại một vị trí thì mọi sinh vật có thể từ từ chìm xuống dưới mặt hồ.
Mặc dù trông khá bình lặng nhưng nhựa đường ở hồ Pitch vẫn chuyển động và có thể nhìn rõ dòng chảy của lớp nhựa.
Được phát hiện năm 1595, ngành công nghiệp khai khoáng tại hồ Pitch diễn ra từ năm 1867.
Theo ước tính, khoảng 10 triệu tấn nhựa đường đã được khai thác tại hồ Pitch.
Các chuyên gia ước tính trong hồ Pitch còn khoảng 6 triệu tấn nhựa đường. Với trữ lượng như vậy, hồ Pitch trở thành hồ nhựa đường lớn nhất thế giới.
Bên cạnh giá trị khai khoáng, hồ Pitch còn là địa điểm hấp dẫn giới khảo cổ và các chuyên gia khoa học. Bởi lẽ hồ nhựa đường lớn nhất thế giới có những dấu vết của các động vật ẩn dưới lớp nhựa đường đặc dính.
Những con vật này có thể sà xuống hồ để tìm thức ăn và bị nhấn chìm xuống phía dưới. Trải qua hàng ngàn năm, bộ xương hóa thạch của chúng còn khá nguyên vẹn giúp giải mã bí ẩn về cuộc sống thời xưa.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.