1, Khi thằn lằn gai Texas cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phun máu từ hai mắt.2. Khi cảm nhận thấy nguy hiểm, loài ếch lông sẽ chủ động làm gãy xương của nó để tạo ra các móng vuốt đâm thủng mặt dưới bàn chân, lộ ra ngoài. Đây là cơ chế phòng thủ "kỳ quái" của của chúng.3. Cá voi Pygmy tiết ra các chất từ hậu môn và khi pha với nước sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi.4. Chồn Opossum thường phản ứng với hiểm nguy bằng cách giả vờ chết: nó rơi xuống đất, sùi bọt mép cứ như thể bị bệnh nặng, sau đó nằm bất động với cái mõm há hốc và tiết ra chất lỏng màu xanh lá cây có mùi hôi từ tuyến hậu môn.Vì các động vật ăn thịt thường thích giết con mồi hơn nên chúng không hứng thú với những con mồi trông có vẻ đã hôn mê và thường bỏ đi.5, Rết Motyxia sử dụng phát quang sinh học như một cơ chế phòng thủ. Chúng có thể tạo ra cyanide và các chất hóa học khác bắn thẳng vào kẻ săn mồi từ các lỗ ở các bên của cơ thể.6. Kền kền cổ đỏ thường nôn ra mọi thứ trong dạ dày khi nó cảm thấy bị đe dọa. Những thứ này không chỉ có mùi kinh khủng giúp nó trốn thoát mà còn giúp cơ thể nó nhẹ hơn để bay nhanh hơn.7. Bọ que có thể ngụy trang giống như một que củi hay nhánh cây, hoặc tạo ra chất độc gây ngứa dữ dội vào mắt và miệng kẻ săn mồi.8. Cá mút đá Myxin chống lại kẻ thù bằng cách nhả ra số lượng lớn chất nhờn dính vốn trở thành một loại gel đặc quánh khi kết hợp với nước.Sau đó, chúng tự làm sạch mình bằng một chuyển động vắt xoắn từ đầu đến đuôi, loại bỏ mọi chất nhờn. Chất nhờn quánh đặc không chỉ làm phân tán kẻ thù mà còn bao vây những sinh vật nhỏ hơn trong một khối chất nhầy giống như thạch, khiến chúng chết ngạt.>>>Xem thêm video: Đến động vật cũng cười "phê" mừng ngày nghỉ lễ.
1, Khi thằn lằn gai Texas cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phun máu từ hai mắt.
2. Khi cảm nhận thấy nguy hiểm, loài ếch lông sẽ chủ động làm gãy xương của nó để tạo ra các móng vuốt đâm thủng mặt dưới bàn chân, lộ ra ngoài. Đây là cơ chế phòng thủ "kỳ quái" của của chúng.
3. Cá voi Pygmy tiết ra các chất từ hậu môn và khi pha với nước sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi.
4. Chồn Opossum thường phản ứng với hiểm nguy bằng cách giả vờ chết: nó rơi xuống đất, sùi bọt mép cứ như thể bị bệnh nặng, sau đó nằm bất động với cái mõm há hốc và tiết ra chất lỏng màu xanh lá cây có mùi hôi từ tuyến hậu môn.
Vì các động vật ăn thịt thường thích giết con mồi hơn nên chúng không hứng thú với những con mồi trông có vẻ đã hôn mê và thường bỏ đi.
5, Rết Motyxia sử dụng phát quang sinh học như một cơ chế phòng thủ. Chúng có thể tạo ra cyanide và các chất hóa học khác bắn thẳng vào kẻ săn mồi từ các lỗ ở các bên của cơ thể.
6. Kền kền cổ đỏ thường nôn ra mọi thứ trong dạ dày khi nó cảm thấy bị đe dọa. Những thứ này không chỉ có mùi kinh khủng giúp nó trốn thoát mà còn giúp cơ thể nó nhẹ hơn để bay nhanh hơn.
7. Bọ que có thể ngụy trang giống như một que củi hay nhánh cây, hoặc tạo ra chất độc gây ngứa dữ dội vào mắt và miệng kẻ săn mồi.
8. Cá mút đá Myxin chống lại kẻ thù bằng cách nhả ra số lượng lớn chất nhờn dính vốn trở thành một loại gel đặc quánh khi kết hợp với nước.
Sau đó, chúng tự làm sạch mình bằng một chuyển động vắt xoắn từ đầu đến đuôi, loại bỏ mọi chất nhờn. Chất nhờn quánh đặc không chỉ làm phân tán kẻ thù mà còn bao vây những sinh vật nhỏ hơn trong một khối chất nhầy giống như thạch, khiến chúng chết ngạt.