Một người đàn ông vô tình tìm thấy một sinh vật bí ẩn trên bãi biển ở thành phố cảng Fremantle, Úc. Khi anh ta bước lại gần xem xét thì phát hiện ra có một vật lạ màu đỏ sẫm đang di chuyển.Người đàn ông nhận thấy vật đó có hình dáng rất giống 1 cái lưỡi. Nó dài khoảng hơn 7 cm, trên thân có hoa văn tương tự chồi cảm giác trên lưỡi người. Vì thấy tò mò về loài sinh vật này nên đã nhặt nó lên, chụp một vài bức ảnh và đăng lên mạng xã hội.Ngay lập tức những bức ảnh này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng đây là lưỡi của sinh vật nào đó, người lại cho rằng đây là một mảnh san hô được đánh bóng, tuy nhiên không ai đưa ra câu trả lời chắc chắn.Những tranh cãi này đã thu hút tiến sĩ Jane Fromont, một nhà nghiên cứu về các loài sinh vật biển tại Bảo tàng Tây Úc và nhà sinh vật học Justin McDonald đến từ Sở Thủy sản Tây Úc.Hai người đều xác định sinh vật bí ẩn này là những con hải tiêu. Chúng đang bám vào một lớp vỏ có màu hồng sẫm và mỗi một hoa văn màu trắng mà chúng ta thấy là một cá thể hải tiêu.Ông Justin còn bổ sung thêm rằng những cá thể này đã bị khô héo nên mới có hình dạng như vậy. Hải tiêu có danh pháp khoa học là Ascidiacea. Tên tiếng Anh của hải tiêu là Ascidian hoặc là Sea squirt.Sở dĩ chúng được đặt tên là Sea squirt vì mỗi lần hải tiêu nhổ mình khỏi mặt bám chúng sẽ bắn ra một tia nước. Chúng là một lớp động vật nhưng trông khá giống thực vật sống ở khắp các đại dương từ vùng ngập nước thủy triều nước lợ đến dưới biển sâu hàng nghìn mét.Hải tiêu chỉ đáng yêu khi chúng còn nhỏ mà thôi. Hải tiêu con có hình hài khá giống nòng nọc, với đầy đủ mắt, não và đuôi. Khi đến "tuổi teen", chúng sẽ gắn cơ thể của mình cổ định vào 1 mặt bám như là thân tàu, đá, san hô...Sau khi đã bám dính vào một mặt cố định nào đó, loài vật này sẽ tiêu biến tất cả các bộ phận khác, chỉ còn lại một đốt thần kinh. Đặc biệt, túi não khi còn nhỏ của chúng sẽ được "tái chế" thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến các lời truyền miệng dân gian cho rằng hải tiêu đã tự "ăn não" của mình.Hải tiêu có rất nhiều phân loài khác nhau, sinh sống khắp các vùng biển trên thế giới. Khi đã trưởng thành, chúng rất lười di chuyển, mỗi ngày đi được vài centimet đã là hay. Mắt, mũi, môi cũng tiêu biến đi, khiến chúng bị nhầm lẫn là thực vật.Tại Nhật Bản, hải tiêu sau khi đánh bắt được chế biến thành món sashimi. Thịt của hải tiêu rất dai, có hàm lượng đường cao nên ăn vào có vị ngọt.Thịt của hải tiêu có giá trị dinh dưỡng rất cao do chứa nhiều loại axit amin, nguyên tố khoáng và axit béo có lợi cho con người. Ngoài ra, hải tiêu có giá trị y học rất cao. Chúng được điều chế thành thuốc chữa bệnh Alzheimer và ung thư.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Một người đàn ông vô tình tìm thấy một sinh vật bí ẩn trên bãi biển ở thành phố cảng Fremantle, Úc. Khi anh ta bước lại gần xem xét thì phát hiện ra có một vật lạ màu đỏ sẫm đang di chuyển.
Người đàn ông nhận thấy vật đó có hình dáng rất giống 1 cái lưỡi. Nó dài khoảng hơn 7 cm, trên thân có hoa văn tương tự chồi cảm giác trên lưỡi người. Vì thấy tò mò về loài sinh vật này nên đã nhặt nó lên, chụp một vài bức ảnh và đăng lên mạng xã hội.
Ngay lập tức những bức ảnh này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng đây là lưỡi của sinh vật nào đó, người lại cho rằng đây là một mảnh san hô được đánh bóng, tuy nhiên không ai đưa ra câu trả lời chắc chắn.
Những tranh cãi này đã thu hút tiến sĩ Jane Fromont, một nhà nghiên cứu về các loài sinh vật biển tại Bảo tàng Tây Úc và nhà sinh vật học Justin McDonald đến từ Sở Thủy sản Tây Úc.
Hai người đều xác định sinh vật bí ẩn này là những con hải tiêu. Chúng đang bám vào một lớp vỏ có màu hồng sẫm và mỗi một hoa văn màu trắng mà chúng ta thấy là một cá thể hải tiêu.
Ông Justin còn bổ sung thêm rằng những cá thể này đã bị khô héo nên mới có hình dạng như vậy. Hải tiêu có danh pháp khoa học là Ascidiacea. Tên tiếng Anh của hải tiêu là Ascidian hoặc là Sea squirt.
Sở dĩ chúng được đặt tên là Sea squirt vì mỗi lần hải tiêu nhổ mình khỏi mặt bám chúng sẽ bắn ra một tia nước. Chúng là một lớp động vật nhưng trông khá giống thực vật sống ở khắp các đại dương từ vùng ngập nước thủy triều nước lợ đến dưới biển sâu hàng nghìn mét.
Hải tiêu chỉ đáng yêu khi chúng còn nhỏ mà thôi. Hải tiêu con có hình hài khá giống nòng nọc, với đầy đủ mắt, não và đuôi. Khi đến "tuổi teen", chúng sẽ gắn cơ thể của mình cổ định vào 1 mặt bám như là thân tàu, đá, san hô...
Sau khi đã bám dính vào một mặt cố định nào đó, loài vật này sẽ tiêu biến tất cả các bộ phận khác, chỉ còn lại một đốt thần kinh. Đặc biệt, túi não khi còn nhỏ của chúng sẽ được "tái chế" thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn đến các lời truyền miệng dân gian cho rằng hải tiêu đã tự "ăn não" của mình.
Hải tiêu có rất nhiều phân loài khác nhau, sinh sống khắp các vùng biển trên thế giới. Khi đã trưởng thành, chúng rất lười di chuyển, mỗi ngày đi được vài centimet đã là hay. Mắt, mũi, môi cũng tiêu biến đi, khiến chúng bị nhầm lẫn là thực vật.
Tại Nhật Bản, hải tiêu sau khi đánh bắt được chế biến thành món sashimi. Thịt của hải tiêu rất dai, có hàm lượng đường cao nên ăn vào có vị ngọt.
Thịt của hải tiêu có giá trị dinh dưỡng rất cao do chứa nhiều loại axit amin, nguyên tố khoáng và axit béo có lợi cho con người. Ngoài ra, hải tiêu có giá trị y học rất cao. Chúng được điều chế thành thuốc chữa bệnh Alzheimer và ung thư.