Người dùng có thể theo dõi hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8 qua trang himawari8.nict.go.jp. So với những vệ tinh cũ chỉ gửi hình ảnh 1 giờ/lần, Himawari 8 có thể cung cấp hình ảnh với tần suất 10 phút/lần (hoặc 2,5 phút tại vùng mục tiêu) giúp các đơn vị nhanh chóng cập nhật hình ảnh thời tiết, đặc biệt là những con bão, mưa lớn để có chỉ đạo ứng phó kịp thời.Zoom Earth còn cho phép hiển thị thời tiết trong quá khứ. Trong ảnh là bão số 9 khi quét qua Philippines lúc 5h ngày 27/10.Đến 10h ngày 28/10, bão số 9 đã đổ bộ gần hoàn toàn vào đất liền.Ảnh chụp từ vệ tinh Himawari 8 của Nhật vào lúc 6h ngày 28/10. Do ảnh hưởng của bão, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ghi nhận gió rít liên hồi nhưng mưa không lớn.Hình ảnh bão số 9 cũng được tổng hợp từ nhiều vệ tinh khác trên trang zoom.earth. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD. Do đây là vệ tinh theo dõi thời tiết của Nhật nên không thể di chuyển góc chụp sang Việt Nam.Bão Molave được hình thành từ vùng biển ngoài khơi Philippines với xuất phát điểm là một cơn áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Chỉ sau một ngày quần thảo trên biển, hình thái này mạnh thành bão hôm 25/10.Đây là ảnh chụp bão số 9 trên Zoom Earth vào lúc 6h50 ngày 28/10.Ảnh chụp vệ tinh ngày 25/10 cho thấy 2 cơn bão 8 và 9 cũng xuất hiện ở Thái Bình Dương. Trong lúc bão số 8 chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam, bão số 9 hình thành ở ngoài khơi Philippines.Bức ảnh cho thấy tầm ảnh hưởng của bão số 9. Khu vực từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ bị phủ bởi các đám mây mưa dày đặc. Người dùng có thể zoom vào từng khu vực để theo dõi bão thời gian thực.
Người dùng có thể theo dõi hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8 qua trang himawari8.nict.go.jp. So với những vệ tinh cũ chỉ gửi hình ảnh 1 giờ/lần, Himawari 8 có thể cung cấp hình ảnh với tần suất 10 phút/lần (hoặc 2,5 phút tại vùng mục tiêu) giúp các đơn vị nhanh chóng cập nhật hình ảnh thời tiết, đặc biệt là những con bão, mưa lớn để có chỉ đạo ứng phó kịp thời.
Zoom Earth còn cho phép hiển thị thời tiết trong quá khứ. Trong ảnh là bão số 9 khi quét qua Philippines lúc 5h ngày 27/10.
Đến 10h ngày 28/10, bão số 9 đã đổ bộ gần hoàn toàn vào đất liền.
Ảnh chụp từ vệ tinh Himawari 8 của Nhật vào lúc 6h ngày 28/10. Do ảnh hưởng của bão, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ghi nhận gió rít liên hồi nhưng mưa không lớn.
Hình ảnh bão số 9 cũng được tổng hợp từ nhiều vệ tinh khác trên trang zoom.earth. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.
Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD. Do đây là vệ tinh theo dõi thời tiết của Nhật nên không thể di chuyển góc chụp sang Việt Nam.
Bão Molave được hình thành từ vùng biển ngoài khơi Philippines với xuất phát điểm là một cơn áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Chỉ sau một ngày quần thảo trên biển, hình thái này mạnh thành bão hôm 25/10.
Đây là ảnh chụp bão số 9 trên Zoom Earth vào lúc 6h50 ngày 28/10.
Ảnh chụp vệ tinh ngày 25/10 cho thấy 2 cơn bão 8 và 9 cũng xuất hiện ở Thái Bình Dương. Trong lúc bão số 8 chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam, bão số 9 hình thành ở ngoài khơi Philippines.
Bức ảnh cho thấy tầm ảnh hưởng của bão số 9. Khu vực từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ bị phủ bởi các đám mây mưa dày đặc. Người dùng có thể zoom vào từng khu vực để theo dõi bão thời gian thực.