Cá văn xương là động vật quý hiếm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, loài cá này đã sống cách đây khoảng 500 triệu năm trước, đến nay vẫn giữ được tính trạng nguyên thủy nên được coi là hóa thạch sống.Ngoài ra chúng còn được coi là "anh em họ" của tổ tiên rất nhiều loài động vật có xương sống ngày nay. Cá Văn Xương tuy được gọi tên và nhìn sơ qua thì rất giống cá, nhưng thực chất không phải là cá.Cá văn xương dài 3-5cm, hình thái rất lạ. Thân dài và dẹt, 2 đầu nhọn giống như chiếc đòn gánh. Toàn thân màu phớt hồng nửa trong suốt, có thể trông rõ những sợi cơ xếp song song theo chiều dọc.Cá văn xương không có đầu thật, các cơ quan về giác quan như khứu giác, thị giác và thính giác, ngay cả hộp sọ hay hàm răng cũng là một điều gì đó quá viễn tưởng đối với chúng.Cá văn xương chỉ có một búi "chân" đàn hồi trên đầu giữ vai trò nâng đỡ cơ thể. Điều đáng kinh ngạc nhất là nó thậm chí không có tim, thay vào đó nó dựa vào nhịp đập của một phần mạch máu để vận chuyển máu.Hệ cơ của chúng ít phân hoá và mang tính chất phân đốt điển hình. Do vậy cơ chỉ có thể đảm bảo được các cử động uốn mình đơn giản, phù hợp với lối sống vùi mình trong cát. Hệ cơ gồm nhiều đốt cơ (myomera), săp xếp từ mút trước đến mút sau cơ thể.Các đốt cơ phân canh nhau bởi các vách ngăn bằng mô liên kết (myosepta). Các đốt cơ ở 2 bên phần thân sắp xếp xen kẽ cài răng lược với nhau. Nhờ vậy cá văn xương khi bơi thì cơ thể uốn mình theo mặt phẳng nằm ngang.Cá văn xương không có giác quan như mắt, mũi, tai. Không có phân hóa đối với khí quan tiêu hóa. Ngoài miệng và họng ra, còn lại chỉ là một đoạn ruột dẫn thẳng đến hậu môn.Cá văn xương thường theo nước triều bơi vào vùng cửa sông nơi đáy biển nông, hầu như không có khả năng tự vệ nhưng lại có khả năng xuyên xuống đất.Tuổi thọ khoảng 3-4 năm, chúng thường vùi già nửa mình trong cát, nửa kia lộ ra ngoài để đón sinh vật phù du ngoài sông đưa tới.Đến mùa sinh đẻ, cá văn xương từng cặp một ra khỏi cát, bơi lội tung tăng cùng nhau giao phối. Con đực con cái tách bạch, các tế bào sinh dục trưởng thành lộ ra ngoài, thụ tinh trong nước.Sáng hôm sau trứng thụ tinh đã thành những con cá con bơi lội tự do. Ba tháng sau đã thành cá lớn nhưng hệ thống sinh dục phải 1 năm sau mới trưởng thành đầy đủ.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Cá văn xương là động vật quý hiếm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, loài cá này đã sống cách đây khoảng 500 triệu năm trước, đến nay vẫn giữ được tính trạng nguyên thủy nên được coi là hóa thạch sống.
Ngoài ra chúng còn được coi là "anh em họ" của tổ tiên rất nhiều loài động vật có xương sống ngày nay. Cá Văn Xương tuy được gọi tên và nhìn sơ qua thì rất giống cá, nhưng thực chất không phải là cá.
Cá văn xương dài 3-5cm, hình thái rất lạ. Thân dài và dẹt, 2 đầu nhọn giống như chiếc đòn gánh. Toàn thân màu phớt hồng nửa trong suốt, có thể trông rõ những sợi cơ xếp song song theo chiều dọc.
Cá văn xương không có đầu thật, các cơ quan về giác quan như khứu giác, thị giác và thính giác, ngay cả hộp sọ hay hàm răng cũng là một điều gì đó quá viễn tưởng đối với chúng.
Cá văn xương chỉ có một búi "chân" đàn hồi trên đầu giữ vai trò nâng đỡ cơ thể. Điều đáng kinh ngạc nhất là nó thậm chí không có tim, thay vào đó nó dựa vào nhịp đập của một phần mạch máu để vận chuyển máu.
Hệ cơ của chúng ít phân hoá và mang tính chất phân đốt điển hình. Do vậy cơ chỉ có thể đảm bảo được các cử động uốn mình đơn giản, phù hợp với lối sống vùi mình trong cát. Hệ cơ gồm nhiều đốt cơ (myomera), săp xếp từ mút trước đến mút sau cơ thể.
Các đốt cơ phân canh nhau bởi các vách ngăn bằng mô liên kết (myosepta). Các đốt cơ ở 2 bên phần thân sắp xếp xen kẽ cài răng lược với nhau. Nhờ vậy cá văn xương khi bơi thì cơ thể uốn mình theo mặt phẳng nằm ngang.
Cá văn xương không có giác quan như mắt, mũi, tai. Không có phân hóa đối với khí quan tiêu hóa. Ngoài miệng và họng ra, còn lại chỉ là một đoạn ruột dẫn thẳng đến hậu môn.
Cá văn xương thường theo nước triều bơi vào vùng cửa sông nơi đáy biển nông, hầu như không có khả năng tự vệ nhưng lại có khả năng xuyên xuống đất.
Tuổi thọ khoảng 3-4 năm, chúng thường vùi già nửa mình trong cát, nửa kia lộ ra ngoài để đón sinh vật phù du ngoài sông đưa tới.
Đến mùa sinh đẻ, cá văn xương từng cặp một ra khỏi cát, bơi lội tung tăng cùng nhau giao phối. Con đực con cái tách bạch, các tế bào sinh dục trưởng thành lộ ra ngoài, thụ tinh trong nước.
Sáng hôm sau trứng thụ tinh đã thành những con cá con bơi lội tự do. Ba tháng sau đã thành cá lớn nhưng hệ thống sinh dục phải 1 năm sau mới trưởng thành đầy đủ.