Video được người dùng Twitter @TheFigen ghi lại tại khu nghỉ dưỡng Vemdalen ở miền trung Thụy Điển, cho thấy hai vòng tròn bao quanh Mặt Trời cùng với các đốm sáng lớn xuất hiện nổi bật phía trên sườn núi phủ đầy tuyết trắng.Hiện tượng trông như Mặt trời ma này được gọi là vầng hào quang Mặt Trời, các đốm sáng là từ ánh sáng của "Sundog" - Mặt Trời ma, chúng chỉ xuất hiện trong môi trường lạnh.Trong khi đốm sáng lớn nhất ở trung tâm là Mặt Trời thật, hai đốm sáng nhỏ hơn nằm ở hai bên là các ảo ảnh được gọi là Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma.Hiện tượng này được tạo ra bởi sự khúc xạ ánh sáng mặt trời qua các tinh thể băng trong không khí, tương tự cách hình thành cầu vồng, là kết quả của sự khúc xạ và khuếch tán ánh sáng qua các giọt nước có kích thước khác nhau.Trong trường hợp này, các tinh thể băng đóng vai trò như lăng kính thu nhỏ, bẻ cong ánh sáng đi qua chúng với góc lệch tối thiểu 22°.Ngoài ra còn có các vòng cung xoắn ốc cắt ngang mặt trời, là kết quả của các tinh thể hình trụ lục giác nằm theo hướng ngang trong khí quyển. Hơn nữa, lăng kính phẳng của nó cũng phải căn chỉnh theo chiều ngang.Thông thường sẽ có một cặp đốm sáng nằm đối xứng hai bên Mặt Trời ở trên vòng hào quang. Hiện tượng xuất hiện ở Vemdalen bao gồm cả hào quang 22° (nhỏ hơn) và hào quang 46° (lớn hơn nhưng mờ hơn).Sự hiện diện của các vòng hào quang và Mặt Trời ma còn là dấu hiệu cho thấy có những đám mây ti tích mỏng lơ lửng ở độ cao từ 6 km trở lên, nơi chứa rất nhiều tinh thể băng. Tất cả các hiện tượng này thường chỉ được quan sát thấy trong môi trường lạnh.Hiện tượng "Mặt Trời ma" tương tự đã được thấy nhiều trong lịch sử, khiến những người cổ đại đã lo lắng do họ chưa có lời giải thích thỏa đáng như khoa học hiện đại.Ở Trung Quốc vào đầu năm 2020, một quầng mặt trời khổng lồ đã được nhìn thấy trải dài khắp bầu trời, với các điểm “Mặt Trời ma” nằm ở mọi hướng.
Video được người dùng Twitter @TheFigen ghi lại tại khu nghỉ dưỡng Vemdalen ở miền trung Thụy Điển, cho thấy hai vòng tròn bao quanh Mặt Trời cùng với các đốm sáng lớn xuất hiện nổi bật phía trên sườn núi phủ đầy tuyết trắng.
Hiện tượng trông như Mặt trời ma này được gọi là vầng hào quang Mặt Trời, các đốm sáng là từ ánh sáng của "Sundog" - Mặt Trời ma, chúng chỉ xuất hiện trong môi trường lạnh.
Trong khi đốm sáng lớn nhất ở trung tâm là Mặt Trời thật, hai đốm sáng nhỏ hơn nằm ở hai bên là các ảo ảnh được gọi là Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma.
Hiện tượng này được tạo ra bởi sự khúc xạ ánh sáng mặt trời qua các tinh thể băng trong không khí, tương tự cách hình thành cầu vồng, là kết quả của sự khúc xạ và khuếch tán ánh sáng qua các giọt nước có kích thước khác nhau.
Trong trường hợp này, các tinh thể băng đóng vai trò như lăng kính thu nhỏ, bẻ cong ánh sáng đi qua chúng với góc lệch tối thiểu 22°.
Ngoài ra còn có các vòng cung xoắn ốc cắt ngang mặt trời, là kết quả của các tinh thể hình trụ lục giác nằm theo hướng ngang trong khí quyển. Hơn nữa, lăng kính phẳng của nó cũng phải căn chỉnh theo chiều ngang.
Thông thường sẽ có một cặp đốm sáng nằm đối xứng hai bên Mặt Trời ở trên vòng hào quang. Hiện tượng xuất hiện ở Vemdalen bao gồm cả hào quang 22° (nhỏ hơn) và hào quang 46° (lớn hơn nhưng mờ hơn).
Sự hiện diện của các vòng hào quang và Mặt Trời ma còn là dấu hiệu cho thấy có những đám mây ti tích mỏng lơ lửng ở độ cao từ 6 km trở lên, nơi chứa rất nhiều tinh thể băng. Tất cả các hiện tượng này thường chỉ được quan sát thấy trong môi trường lạnh.
Hiện tượng "Mặt Trời ma" tương tự đã được thấy nhiều trong lịch sử, khiến những người cổ đại đã lo lắng do họ chưa có lời giải thích thỏa đáng như khoa học hiện đại.
Ở Trung Quốc vào đầu năm 2020, một quầng mặt trời khổng lồ đã được nhìn thấy trải dài khắp bầu trời, với các điểm “Mặt Trời ma” nằm ở mọi hướng.