Ở một số nơi trên thế giới, chúng ta có thể bắt gặp những quả bóng rêu xanh tươi sáng rải rác trên sông băng.Nhưng điều thực sự gây chú ý là những quả bóng rêu này có thể… di chuyển. Tất cả ở cùng một tốc độ và theo cùng một hướng.Những quả bóng rêu sông băng thường được gọi là “chuột sông băng”. Mỗi quả bóng giống như một chiếc gối mềm mại. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất trên bề mặt băng và đại diện cho một hiện tượng tương đối hiếm.Khối cầu rêu hình thành từ những hòn đá nhỏ hoặc bụi bẩn trong băng, dần tích tụ thêm các loại rêu và trầm tích.Đây là một trong số ít những nguồn dinh dưỡng cho động vật không xương sống như bọ đuôi bật, gấu nước hay giun tròn sống trên sông băng.Những nghiên cứu trước đó cho thấy chuột sông băng di chuyển và lăn vòng, giúp rêu ở các mặt có thể luân phiên tiếp xúc với ánh nắng.Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra, chúng di chuyển cùng nhau theo những hướng cụ thể. 30 khối cầu rêu di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm một ngày. Chúng chạy rất chậm nhưng đồng điệu.Một trong những câu hỏi lớn nhất là tại sao những chúng có thể sống ít nhất sáu năm, di chuyển đều đặn như vậy.Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến những khối cầu rêu di chuyển cùng hướng trong một thời gian rồi lại đổi hướng.Qua việc đo đạc, họ nhận thấy nguyên nhân không phải là độ dốc của băng, hướng gió chính hay ánh sáng Mặt Trời.Cho đến hiện tại những quả bóng rêu bí ẩn vẫn chưa có lời giải chính xác. Các nhà khoa học hy vọng các thế hệ tương lai sẽ có thể đi đến tận cùng của những bí ẩn vĩ đại này.
Ở một số nơi trên thế giới, chúng ta có thể bắt gặp những quả bóng rêu xanh tươi sáng rải rác trên sông băng.
Nhưng điều thực sự gây chú ý là những quả bóng rêu này có thể… di chuyển. Tất cả ở cùng một tốc độ và theo cùng một hướng.
Những quả bóng rêu sông băng thường được gọi là “chuột sông băng”. Mỗi quả bóng giống như một chiếc gối mềm mại. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất trên bề mặt băng và đại diện cho một hiện tượng tương đối hiếm.
Khối cầu rêu hình thành từ những hòn đá nhỏ hoặc bụi bẩn trong băng, dần tích tụ thêm các loại rêu và trầm tích.
Đây là một trong số ít những nguồn dinh dưỡng cho động vật không xương sống như bọ đuôi bật, gấu nước hay giun tròn sống trên sông băng.
Những nghiên cứu trước đó cho thấy chuột sông băng di chuyển và lăn vòng, giúp rêu ở các mặt có thể luân phiên tiếp xúc với ánh nắng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra, chúng di chuyển cùng nhau theo những hướng cụ thể. 30 khối cầu rêu di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm một ngày. Chúng chạy rất chậm nhưng đồng điệu.
Một trong những câu hỏi lớn nhất là tại sao những chúng có thể sống ít nhất sáu năm, di chuyển đều đặn như vậy.
Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến những khối cầu rêu di chuyển cùng hướng trong một thời gian rồi lại đổi hướng.
Qua việc đo đạc, họ nhận thấy nguyên nhân không phải là độ dốc của băng, hướng gió chính hay ánh sáng Mặt Trời.
Cho đến hiện tại những quả bóng rêu bí ẩn vẫn chưa có lời giải chính xác. Các nhà khoa học hy vọng các thế hệ tương lai sẽ có thể đi đến tận cùng của những bí ẩn vĩ đại này.