Lợn vòi tên đầy đủ là lợn vòi Mã Lai (Tapirus indicus), là một loài thú độc đáo và quý hiếm, đặc hữu của khu vực Đông Nam Á. Loài vật này từng được ghi nhận ở Việt Nam, nhưng nay bị coi là đã tuyệt chủng. Ảnh: Woodland Park Zoo Blog.Thoạt nhìn, lợn vòi có dáng dấp hơi giống lợn, nhưng có mũi và môi trên kéo dài thành vòi ngắn, có tác dụng hỗ trợ khi ăn thực vật. Chúng có chiều dài thân từ 1,8-2,4 mét, cao 90-110 cm, trọng lượng cơ thể 250-300 kg. Ảnh: Blogs@NTU.Toàn thân lợn vòi phủ lông ngắn và dày có hai mầu rõ rệt. Từ đầu cổ, ngực tới ngang vai lông mầu đen, từ ngang vai tới mông, bụng mầu trắng bạc. Ảnh: Owlcation.Bốn chân của chúng màu đen. Bàn chân trước của lợn vòi có 4 ngón, bàn chân sau 3 ngón. Ảnh: Khao Sok National Park.Lợn vòi con khi còn nhỏ những sọc và chấm, tương tự lợn rừng cơn. Kiểu lông ngụy trang này sẽ biến mất trong vòng 6 đến 8 tháng. Ảnh: ITVX.Theo các khảo sát, lợn vòi sinh sống ở những vùng rừng ngập nước, ẩm thấp rậm rạp ven các sình lầy. Chúng sống đơn độc, thích ngâm mình trong bùn nước. Ảnh: Animals San Diego Zoo.Loài thú lớn này kiếm ăn ở vùng rừng thưa có thảm thực vật đa dạng. Thức ăn chủ yếu là cỏ, cành lá cây, quả cây rụng, giun đất... Ảnh: The Sunday Post.Ở Thái Lan, lợn vòi sinh sản vào tháng 4, 5. Con sơ sinh có trọng lượng 6-7 kg. Ảnh: Conjour.Phân bố tự nhiên của lợn vòi chủ yếu ở các khu rừng mưa Đông Nam Á, gồm các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma và Thái Lan. Ảnh: ZooChat.Ở Việt Nam, một số tài liệu cũ có nói đến việc săn bắt lợn vòi ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Những thập niên cuối thế kỷ 20, nhân dân một số vùng ở Gia Lai, Kontum, Đắk Nông cũng cho biết có gặp lợn vòi. Ảnh: Bali Safari Park.Nhưng trên phương diện khoa học, lợn vòi chưa bao giờ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng chúng đã tuyệt chủng ở dải đất hình chữ S. Ảnh: JungleDragon.Trong Sách Đỏ UICN, lợn vòi được coi là loài Nguy cấp. Số lượng của chúng trong tự nhiên còn rất ít do nạn phá rừng và mở rộng định cư của con người. Ảnh: iNaturalist.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Lợn vòi tên đầy đủ là lợn vòi Mã Lai (Tapirus indicus), là một loài thú độc đáo và quý hiếm, đặc hữu của khu vực Đông Nam Á. Loài vật này từng được ghi nhận ở Việt Nam, nhưng nay bị coi là đã tuyệt chủng. Ảnh: Woodland Park Zoo Blog.
Thoạt nhìn, lợn vòi có dáng dấp hơi giống lợn, nhưng có mũi và môi trên kéo dài thành vòi ngắn, có tác dụng hỗ trợ khi ăn thực vật. Chúng có chiều dài thân từ 1,8-2,4 mét, cao 90-110 cm, trọng lượng cơ thể 250-300 kg. Ảnh: Blogs@NTU.
Toàn thân lợn vòi phủ lông ngắn và dày có hai mầu rõ rệt. Từ đầu cổ, ngực tới ngang vai lông mầu đen, từ ngang vai tới mông, bụng mầu trắng bạc. Ảnh: Owlcation.
Bốn chân của chúng màu đen. Bàn chân trước của lợn vòi có 4 ngón, bàn chân sau 3 ngón. Ảnh: Khao Sok National Park.
Lợn vòi con khi còn nhỏ những sọc và chấm, tương tự lợn rừng cơn. Kiểu lông ngụy trang này sẽ biến mất trong vòng 6 đến 8 tháng. Ảnh: ITVX.
Theo các khảo sát, lợn vòi sinh sống ở những vùng rừng ngập nước, ẩm thấp rậm rạp ven các sình lầy. Chúng sống đơn độc, thích ngâm mình trong bùn nước. Ảnh: Animals San Diego Zoo.
Loài thú lớn này kiếm ăn ở vùng rừng thưa có thảm thực vật đa dạng. Thức ăn chủ yếu là cỏ, cành lá cây, quả cây rụng, giun đất... Ảnh: The Sunday Post.
Ở Thái Lan, lợn vòi sinh sản vào tháng 4, 5. Con sơ sinh có trọng lượng 6-7 kg. Ảnh: Conjour.
Phân bố tự nhiên của lợn vòi chủ yếu ở các khu rừng mưa Đông Nam Á, gồm các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma và Thái Lan. Ảnh: ZooChat.
Ở Việt Nam, một số tài liệu cũ có nói đến việc săn bắt lợn vòi ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Những thập niên cuối thế kỷ 20, nhân dân một số vùng ở Gia Lai, Kontum, Đắk Nông cũng cho biết có gặp lợn vòi. Ảnh: Bali Safari Park.
Nhưng trên phương diện khoa học, lợn vòi chưa bao giờ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng chúng đã tuyệt chủng ở dải đất hình chữ S. Ảnh: JungleDragon.
Trong Sách Đỏ UICN, lợn vòi được coi là loài Nguy cấp. Số lượng của chúng trong tự nhiên còn rất ít do nạn phá rừng và mở rộng định cư của con người. Ảnh: iNaturalist.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.