Khám phá sửng sốt nguồn gió do lỗ đen "khủng" ở thiên hà điều khiển

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học tại Đại học California, Riverside phát hiện, những cơn gió mạnh do các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà lùn điều khiển có tác động đáng kể đến sự tiến hóa của các thiên hà chủ.

Các thiên hà lùn là những thiên hà nhỏ chứa từ 100 triệu đến vài tỷ ngôi sao. Ngược lại, Milky Way có 200-400 tỷ ngôi sao. Các thiên hà lùn là loại thiên hà phong phú nhất trong vũ trụ và thường quay quanh các thiên hà lớn hơn. Gabriela Canalizo, giáo sư vật lý và thiên văn học tại UC Riverside, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Nhóm ba nhà thiên văn học ở Mỹ đã rất ngạc nhiên trước sức mạnh của những cơn gió mới được phát hiện.

Kham pha sung sot nguon gio do lo den
Nguồn ảnh: Space. 

Canalizo giải thích rằng, các nhà thiên văn học đã nghi ngờ trong vài thập kỷ qua, các lỗ đen siêu lớn tại trung tâm của các thiên hà lớn có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến cách các thiên hà lớn phát triển và già đi.

Các nhà nghiên cứu bao gồm Laura V. Sales, một giáo sư vật lý thiên văn học; và Christina M. Manzano-King, một tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của Canalizo đã sử dụng một phần dữ liệu từ Cuộc Khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan, cùng bản đồ chiếm hơn 35% bầu trời để xác định 50 thiên hà lùn, 29 trong số đó có dấu hiệu được liên kết với các lỗ đen trong trung tâm của chúng.

Sáu trong số 29 thiên hà này cho thấy bằng chứng về gió vũ trụ cực đoan, đặc biệt là khí ion hóa tốc độ cao chảy ra từ vòi, phát ra từ các lỗ đen đang hoạt động.

"Sử dụng kính viễn vọng Keck ở Hawaii, chúng tôi không chỉ có thể phát hiện mà còn đo được các đặc tính cụ thể của những cơn gió này, như khí động học, khả năng phân phối và nguồn năng lượng chúng", Canalizo nói.

"Chúng tôi đã tìm thấy một số bằng chứng cho thấy, những cơn gió này có thể đang thay đổi tốc độ, có thể làm anh hưởng tới quá trình hình thành sao trong thiên hà".

Các luồng gió khí đốt có tốc độ lên tới 1.000 km mỗi giây phát ra từ lỗ đen trung tâm các thiên hà lùn. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)