Đại dương lớn nhất Trái Đất hiện nay chính là Thái Bình Dương, với diện tích bao phủ hơn 30% bề mặt hành tinh (khoảng 165 triệu km2). Nhưng đây chỉ là tàn dư của đại dương lớn nhất từng tồn tại trong lịch sử, Panthalassa.Panthalassa trải rộng khắp hành tinh, bao quanh siêu lục địa Pangea khoảng 300 - 200 triệu năm trước, theo Brendan Murphy, giáo sư địa chất tại Đại học St. Francis Xavier (Canada) chia sẻ."Đại dương lớn nhất thường xuất hiện khi các siêu lục địa hình thành, vì nếu chỉ có một siêu lục địa lớn thì cũng chỉ có một đại dương tồn tại xung quanh nó", ông giải thích.Siêu lục địa hình thành gần đây nhất là Pangea, khi các lục địa ngày nay gắn kết với nhau. Một siêu lục địa khác, Rodinia, đã hợp nhất các khối đất của hành tinh theo cấu trúc khác cách đây khoảng 650 triệu năm.Các nhà địa chất đang tranh luận về khả năng có một siêu lục địa nữa đã xuất hiện vào giai đoạn giữa.Murphy cho biết, nếu di chuyển bằng máy bay phản lực qua xích đạo, phi công sẽ mất 10 tiếng để băng qua Thái Bình Dương và 15 tiếng để băng qua Panthalassa. Về diện tích bề mặt, siêu đại dương Panthalassa bao phủ khoảng 70% bề mặt Trái Đất, nghĩa là khoảng 360 triệu km2.Tuy nhiên, Trái Đất có thể từng tồn tại một đại dương thậm chí còn lớn hơn Panthalassa - một đại dương không được xác định bởi các lục địa. Siêu đại dương này có thể bao phủ toàn bộ 510 triệu km2 bề mặt Trái Đất.Ngày nay, giới khoa học vẫn coi các đại dương là một "đại dương thế giới" duy nhất do chúng nối liền với nhau ở nhiều điểm, theo Hiệp hội Bảo tồn MarineBio. Ví dụ, Đại Tây Dương hòa trộn với Thái Bình Dương ở phía dưới Nam Mỹ và tiếp xúc với Ấn Độ Dương bên dưới châu Phi.Khi phân chia theo các lục địa, Thái Bình Dương giữ danh hiệu đại dương lớn nhất thế giới kể từ khi Pangaea sụp đổ khoảng 200 triệu năm trước.Tuy nhiên, nếu những dự đoán hiện nay về chuyển động của mảng kiến tạo là đúng, Australia sẽ chia cắt Thái Bình Dương thành hai phần trong 70 triệu năm tới, theo Murphy. Đồng thời, Đại Tây Dương sẽ mở rộng và chiếm lấy danh hiệu đại dương lớn nhất Trái Đất.
Đại dương lớn nhất Trái Đất hiện nay chính là Thái Bình Dương, với diện tích bao phủ hơn 30% bề mặt hành tinh (khoảng 165 triệu km2). Nhưng đây chỉ là tàn dư của đại dương lớn nhất từng tồn tại trong lịch sử, Panthalassa.
Panthalassa trải rộng khắp hành tinh, bao quanh siêu lục địa Pangea khoảng 300 - 200 triệu năm trước, theo Brendan Murphy, giáo sư địa chất tại Đại học St. Francis Xavier (Canada) chia sẻ.
"Đại dương lớn nhất thường xuất hiện khi các siêu lục địa hình thành, vì nếu chỉ có một siêu lục địa lớn thì cũng chỉ có một đại dương tồn tại xung quanh nó", ông giải thích.
Siêu lục địa hình thành gần đây nhất là Pangea, khi các lục địa ngày nay gắn kết với nhau. Một siêu lục địa khác, Rodinia, đã hợp nhất các khối đất của hành tinh theo cấu trúc khác cách đây khoảng 650 triệu năm.
Các nhà địa chất đang tranh luận về khả năng có một siêu lục địa nữa đã xuất hiện vào giai đoạn giữa.
Murphy cho biết, nếu di chuyển bằng máy bay phản lực qua xích đạo, phi công sẽ mất 10 tiếng để băng qua Thái Bình Dương và 15 tiếng để băng qua Panthalassa. Về diện tích bề mặt, siêu đại dương Panthalassa bao phủ khoảng 70% bề mặt Trái Đất, nghĩa là khoảng 360 triệu km2.
Tuy nhiên, Trái Đất có thể từng tồn tại một đại dương thậm chí còn lớn hơn Panthalassa - một đại dương không được xác định bởi các lục địa. Siêu đại dương này có thể bao phủ toàn bộ 510 triệu km2 bề mặt Trái Đất.
Ngày nay, giới khoa học vẫn coi các đại dương là một "đại dương thế giới" duy nhất do chúng nối liền với nhau ở nhiều điểm, theo Hiệp hội Bảo tồn MarineBio. Ví dụ, Đại Tây Dương hòa trộn với Thái Bình Dương ở phía dưới Nam Mỹ và tiếp xúc với Ấn Độ Dương bên dưới châu Phi.
Khi phân chia theo các lục địa, Thái Bình Dương giữ danh hiệu đại dương lớn nhất thế giới kể từ khi Pangaea sụp đổ khoảng 200 triệu năm trước.
Tuy nhiên, nếu những dự đoán hiện nay về chuyển động của mảng kiến tạo là đúng, Australia sẽ chia cắt Thái Bình Dương thành hai phần trong 70 triệu năm tới, theo Murphy. Đồng thời, Đại Tây Dương sẽ mở rộng và chiếm lấy danh hiệu đại dương lớn nhất Trái Đất.