Trần Ngọc Việt Dũng, tức Dũng "Bóng Nhựa", vừa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo điều 244 Bộ luật Hình sự 2015. Công an xác định Dũng biết cá thể beo lửa là động vật cần được bảo vệ song vẫn cố tình nuôi nhốt.Tuy Sách đỏ Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi săn bắn, mua bán nhưng ngày lại ngày beo lửa vẫn bị cánh phường săn trục xuất ra khỏi rừng rồi bí mật tập kết về các thành phố lớn. Nguồn ảnh: Đặng Huy PhươngTrong tự nhiên, beo lửa được ghi nhận có phạm vi phân bố rộng ở các tỉnh miền núi từ Bắc đến Nam. Những địa phương từng được các nhà khoa học thu mẫu và phát hiện tần suất xuất hiện nhiều beo lửa gồm các tỉnh Lai Châu, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tây, Thanh Hóa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng…Trong tự nhiên số lượng beo lửa ngày càng hiếm do nạn săn bắt bừa bãi và phá rừng. Chính bộ da lông tuyệt đẹp và cốt thịt được đồn thổi có giá trị dược liệu cao đã đẩy đưa số phận của loài beo lửa lâm vào vòng bi kịch.Sách đỏ Việt Nam liệt beo lửa vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc E (đang bị đe dọa tuyệt chủng) và đề xuất phương pháp bảo vệ "Tuyệt đối cấm săn bắt, buôn bán dưới bất kỳ hình thức nào"Người Thái gọi những con beo lửa là "tu xưa pon", người Tày gọi "tu phay", người Dao gọi "tu bển".Thuộc họ mèo, có kích cỡ trung bình trong họ mèo với chiều dài thân từ 840 - 920mm, dài đuôi từ 450 - 560mm, beo lửa sống trong nhiều kiểu rừng gồm rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi cạnh rừng trên núi đất và núi đá (có lẽ vì đặc tính sinh học này mà cánh con buôn gọi chúng là beo đá).Cảnh quan ưa thích của beo lửa là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều đá nổi.Beo lửa không có chỗ ở cố định, lâu dài, chúng sống đơn độc, làm tổ ở các gốc cây, hốc đá. Mời quý vị xem video: Những vật nuôi siêu đắt giá
Trần Ngọc Việt Dũng, tức Dũng "Bóng Nhựa", vừa bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo điều 244 Bộ luật Hình sự 2015. Công an xác định Dũng biết cá thể beo lửa là động vật cần được bảo vệ song vẫn cố tình nuôi nhốt.
Tuy Sách đỏ Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi săn bắn, mua bán nhưng ngày lại ngày beo lửa vẫn bị cánh phường săn trục xuất ra khỏi rừng rồi bí mật tập kết về các thành phố lớn. Nguồn ảnh: Đặng Huy Phương
Trong tự nhiên, beo lửa được ghi nhận có phạm vi phân bố rộng ở các tỉnh miền núi từ Bắc đến Nam. Những địa phương từng được các nhà khoa học thu mẫu và phát hiện tần suất xuất hiện nhiều beo lửa gồm các tỉnh Lai Châu, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tây, Thanh Hóa, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng…
Trong tự nhiên số lượng beo lửa ngày càng hiếm do nạn săn bắt bừa bãi và phá rừng. Chính bộ da lông tuyệt đẹp và cốt thịt được đồn thổi có giá trị dược liệu cao đã đẩy đưa số phận của loài beo lửa lâm vào vòng bi kịch.
Sách đỏ Việt Nam liệt beo lửa vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc E (đang bị đe dọa tuyệt chủng) và đề xuất phương pháp bảo vệ "Tuyệt đối cấm săn bắt, buôn bán dưới bất kỳ hình thức nào"
Người Thái gọi những con beo lửa là "tu xưa pon", người Tày gọi "tu phay", người Dao gọi "tu bển".
Thuộc họ mèo, có kích cỡ trung bình trong họ mèo với chiều dài thân từ 840 - 920mm, dài đuôi từ 450 - 560mm, beo lửa sống trong nhiều kiểu rừng gồm rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi cạnh rừng trên núi đất và núi đá (có lẽ vì đặc tính sinh học này mà cánh con buôn gọi chúng là beo đá).
Cảnh quan ưa thích của beo lửa là rừng nhiều tầng, có tầng thấp phát triển, mặt đất có nhiều đá nổi.
Beo lửa không có chỗ ở cố định, lâu dài, chúng sống đơn độc, làm tổ ở các gốc cây, hốc đá.
Mời quý vị xem video: Những vật nuôi siêu đắt giá