1. Sao Hỏa: việc phát hiện ra hồ nước dưới lớp băng ở cực Nam sao Hỏa và khí metan trong khí quyển của nó đã biến sao Hỏa trở thành “ứng cử viên sáng giá” cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. (Nguồn: Báo Người Lao Động). Sự phát hiện ra khí metan rất quan trọng vì loại khí này có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của khí metan trên sao Hỏa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. (Nguồn: Genk)Ngày nay, khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, chủ yếu là khí CO2 nên chúng chỉ có thể tạo ra một lớp bảo vệ yếu ớt trước bức xạ của Mặt Trời và vũ trụ. (Nguồn: baotintuc.vn) 2. Europa: là một trong số 79 Mặt Trăng của sao Mộc, được phát hiện bởi nhà khoa học Galileo Galilei vào năm 1610. Bề mặt của Europa là một vùng nước đóng băng rộng lớn. Nhiều nhà khoa học tin rằng có sự tồn tại của một đại dương nước rộng lớn và được giữ ở thể lỏng. (Nguồn: Genk) Các nhà khoa học còn nghĩ đến giả thuyết có thể có các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa dưới đáy đại dương vệ tinh Europa. Trên Trái Đất, những đặc điểm địa hình như vậy đã tạo ra các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng. (Nguồn: Kenh14) 3. Enceladus: là một mặt trăng được phủ băng cùng một đại dương nước dạng lỏng dưới bề mặt. Nó lần đầu được các nhà khoa học chú ý đến như một địa điểm tiềm năng có thể ở được sau phát hiện bất ngờ về các lỗ phun trào nhiệt độ thấp (hay còn gọi là “núi lửa băng”) gần cực Nam của nó. (Nguồn: Vox) Các “núi lửa băng” không chỉ phun ra hơi nước và các chất dễ bay hơi, các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các phân tử hữu cơ và quan trọng là các tinh thể silica nhỏ bé chỉ hình thành khi nước ở đại dương tiếp xúc với bề mặt đá dưới đáy đại dương ở nhiệt độ ít nhất 90˚C. (Nguồn: NPR)Điều này mở ra khả năng cho sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương - một quá trình có thể tạo ra các chất và nguồn năng lượng cần thiết cho sự sống. (Nguồn: The Independent) 4. Titan: áp suất bề mặt gấp khoảng 1,5 lần khí quyển Trái Đất, cũng là nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất có chất lỏng bề mặt ổn định với rất nhiều hồ và biển ở dạng băng trên bề mặt. (Nguồn: Trangcongnghe.com)Với sự tồn tại phong phú của các chất hóa học trên vệ tinh này, các nhà khoa học suy đoán rằng có thể có các dạng sự sống cơ bản khác dưới đại dương nước dạng lỏng tồn tại dưới bề mặt băng của Titan. (Nguồn: Mashable SEA)Ngoài ra, tại Titan, khí hậu cũng có gió và các đặc điểm bề mặt do mưa tạo ra tương tự như các đặc điểm trên Trái Đất và giống như Trái Đất, nó cũng bị chi phối bởi các hình mẫu thời tiết theo mùa. (Nguồn: Genk)Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ | VTV24.
1. Sao Hỏa: việc phát hiện ra hồ nước dưới lớp băng ở cực Nam sao Hỏa và khí metan trong khí quyển của nó đã biến sao Hỏa trở thành “ứng cử viên sáng giá” cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. (Nguồn: Báo Người Lao Động).
Sự phát hiện ra khí metan rất quan trọng vì loại khí này có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của khí metan trên sao Hỏa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. (Nguồn: Genk)
Ngày nay, khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, chủ yếu là khí CO2 nên chúng chỉ có thể tạo ra một lớp bảo vệ yếu ớt trước bức xạ của Mặt Trời và vũ trụ. (Nguồn: baotintuc.vn)
2. Europa: là một trong số 79 Mặt Trăng của sao Mộc, được phát hiện bởi nhà khoa học Galileo Galilei vào năm 1610. Bề mặt của Europa là một vùng nước đóng băng rộng lớn. Nhiều nhà khoa học tin rằng có sự tồn tại của một đại dương nước rộng lớn và được giữ ở thể lỏng. (Nguồn: Genk)
Các nhà khoa học còn nghĩ đến giả thuyết có thể có các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa dưới đáy đại dương vệ tinh Europa. Trên Trái Đất, những đặc điểm địa hình như vậy đã tạo ra các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng. (Nguồn: Kenh14)
3. Enceladus: là một mặt trăng được phủ băng cùng một đại dương nước dạng lỏng dưới bề mặt. Nó lần đầu được các nhà khoa học chú ý đến như một địa điểm tiềm năng có thể ở được sau phát hiện bất ngờ về các lỗ phun trào nhiệt độ thấp (hay còn gọi là “núi lửa băng”) gần cực Nam của nó. (Nguồn: Vox)
Các “núi lửa băng” không chỉ phun ra hơi nước và các chất dễ bay hơi, các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các phân tử hữu cơ và quan trọng là các tinh thể silica nhỏ bé chỉ hình thành khi nước ở đại dương tiếp xúc với bề mặt đá dưới đáy đại dương ở nhiệt độ ít nhất 90˚C. (Nguồn: NPR)
Điều này mở ra khả năng cho sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương - một quá trình có thể tạo ra các chất và nguồn năng lượng cần thiết cho sự sống. (Nguồn: The Independent)
4. Titan: áp suất bề mặt gấp khoảng 1,5 lần khí quyển Trái Đất, cũng là nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất có chất lỏng bề mặt ổn định với rất nhiều hồ và biển ở dạng băng trên bề mặt. (Nguồn: Trangcongnghe.com)
Với sự tồn tại phong phú của các chất hóa học trên vệ tinh này, các nhà khoa học suy đoán rằng có thể có các dạng sự sống cơ bản khác dưới đại dương nước dạng lỏng tồn tại dưới bề mặt băng của Titan. (Nguồn: Mashable SEA)
Ngoài ra, tại Titan, khí hậu cũng có gió và các đặc điểm bề mặt do mưa tạo ra tương tự như các đặc điểm trên Trái Đất và giống như Trái Đất, nó cũng bị chi phối bởi các hình mẫu thời tiết theo mùa. (Nguồn: Genk)