Năm 2013, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở thành phố cổ Tân Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Một nhóm chuyên gia khảo cổ từ Viện Khảo cổ Sơn Tây đã được cử xuống để kiểm tra ngôi mộ này, nhưng việc khai quật cuối cùng đã diễn ra vào năm 2014 do nhiều lý do.Khi mở mộ cổ, nhóm chuyên gia phát hiện rằng nó đã bị phá hủy và hỏng hóc nặng nề bởi những kẻ trộm mộ, thi thể chủ nhân của ngôi mộ đã biến mất. Mộ bị trộm hầu hết mọi thứ, chỉ còn lại vài mảnh vỡ của quan tài. Tuy nhiên, đi sâu hơn vào bên trong ngôi mộ, nhóm chuyên gia đã bất ngờ phát hiện một bức tranh tường mà họ gọi là "quái vật màu xanh".Ban đầu, họ sợ hãi, nhưng sau đó nhận ra rằng bức tranh này được bảo quản tốt và không hỏng hóc. Ngoài ra, họ còn tìm thấy nhiều bức tranh tường khác trên các chủ đề như người buôn bán ngựa, săn bắn và cuộc sống hàng ngày trong một ngôi nhà.Những bức tranh tường đầy màu sắc bao phủ một diện tích 80m2 của ngôi mộ cổ này. Các chuyên gia đã xác minh rằng ngôi mộ này đã tồn tại trong vòng 1.400 năm và đang cố gắng hiểu ý nghĩa của bức tranh tường "quái vật màu xanh".Những bức tranh này là nguồn thông tin quý báu về đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa và quân sự của thời kỳ đó. Các nhà khảo cổ tin rằng đây có thể là nơi an nghỉ của một nhân vật quan trọng trong quá khứ.Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã phát hiện hai ngôi mộ khổng lồ có niên đại từ thời nhà Đường (618 - 907) tại một ngôi làng ở Thiểm Tây.Chúng nằm theo hướng bắc - nam và có chiều dài lên tới 42,5 và 33,5 m. Trong đó, ngôi mộ nhỏ hơn được trang trí bởi loạt tranh tường mô tả nhiều cảnh tượng sống động khác nhau như ca múa nhạc, hay huấn luyện ngựa và lạc đà.Chủ đề ca múa nhạc rất phổ biến trong các bức tranh từ thời nhà Đường nhưng cảnh tượng huấn luyện ngựa và lạc đà là rất hiếm thấy. Bức tranh được bảo quản trong tình trạng tốt, mô tả người huấn luyện với nét mặt đặc biệt, người hơi ngả về phía sau, tay phải vung roi và tay trái nắm dây cương khi cố gắng thuần hóa một con ngựa trắng. (Ảnh minh họa).Mời quý độc giả xem thêm video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?
Năm 2013, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở thành phố cổ Tân Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Một nhóm chuyên gia khảo cổ từ Viện Khảo cổ Sơn Tây đã được cử xuống để kiểm tra ngôi mộ này, nhưng việc khai quật cuối cùng đã diễn ra vào năm 2014 do nhiều lý do.
Khi mở mộ cổ, nhóm chuyên gia phát hiện rằng nó đã bị phá hủy và hỏng hóc nặng nề bởi những kẻ trộm mộ, thi thể chủ nhân của ngôi mộ đã biến mất. Mộ bị trộm hầu hết mọi thứ, chỉ còn lại vài mảnh vỡ của quan tài. Tuy nhiên, đi sâu hơn vào bên trong ngôi mộ, nhóm chuyên gia đã bất ngờ phát hiện một bức tranh tường mà họ gọi là "quái vật màu xanh".
Ban đầu, họ sợ hãi, nhưng sau đó nhận ra rằng bức tranh này được bảo quản tốt và không hỏng hóc. Ngoài ra, họ còn tìm thấy nhiều bức tranh tường khác trên các chủ đề như người buôn bán ngựa, săn bắn và cuộc sống hàng ngày trong một ngôi nhà.
Những bức tranh tường đầy màu sắc bao phủ một diện tích 80m2 của ngôi mộ cổ này. Các chuyên gia đã xác minh rằng ngôi mộ này đã tồn tại trong vòng 1.400 năm và đang cố gắng hiểu ý nghĩa của bức tranh tường "quái vật màu xanh".
Những bức tranh này là nguồn thông tin quý báu về đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa và quân sự của thời kỳ đó. Các nhà khảo cổ tin rằng đây có thể là nơi an nghỉ của một nhân vật quan trọng trong quá khứ.
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng đã phát hiện hai ngôi mộ khổng lồ có niên đại từ thời nhà Đường (618 - 907) tại một ngôi làng ở Thiểm Tây.
Chúng nằm theo hướng bắc - nam và có chiều dài lên tới 42,5 và 33,5 m. Trong đó, ngôi mộ nhỏ hơn được trang trí bởi loạt tranh tường mô tả nhiều cảnh tượng sống động khác nhau như ca múa nhạc, hay huấn luyện ngựa và lạc đà.
Chủ đề ca múa nhạc rất phổ biến trong các bức tranh từ thời nhà Đường nhưng cảnh tượng huấn luyện ngựa và lạc đà là rất hiếm thấy. Bức tranh được bảo quản trong tình trạng tốt, mô tả người huấn luyện với nét mặt đặc biệt, người hơi ngả về phía sau, tay phải vung roi và tay trái nắm dây cương khi cố gắng thuần hóa một con ngựa trắng. (Ảnh minh họa).