Đây là những mẫu hóa thạch răng tê giác được tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên, hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Tê giác là một đại diện tiêu biểu cho động vật có vú, nhóm sinh vật được coi là tiến hóa cao nhất trong lịch sử sinh giới.Ngược dòng thời gian, sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng cách đây 66 triệu năm đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên hoàn toàn mới, với sự trỗi dậy của động vật có vú (Mammalia). Ảnh: Hóa thạch răng báo hoa mai (Panthera pardus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Trong chuỗi chọn lọc tự nhiên của sinh giới, động vật có vú được giao “nhiệm vụ” lấp đầy các hốc sinh thái do khủng long để lại sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt của mình. Ảnh: Hóa thạch răng một loài gấu, tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Theo tư liệu hóa thạch, động vật có vú xuất hiện từ kỷ Tam Điệp. Trong suốt 200 triệu năm của đại Trung sinh, chúng phân bố rải rác và luôn phải trốn tránh sự săn đuổi của khủng long. Ảnh: Hóa thạch răng gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Ngay sau cuộc tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận, động vật có vú đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hơn và chiếm lĩnh vai trò thống soái trên lục địa. Ảnh: Hóa thạch răng một loài khỉ Macaca, tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Tại Việt Nam, rất nhiều hóa thạch của các loài thú có vú đã được phát hiện, trong đó Điện Biên là địa phương có nhiều hóa thạch răng tuổi Pleistocene muộn (khoảng 40.000 đến 8.000 năm trước) phát lộ trong hang động. Ảnh: Hóa thạch răng gấu ngựa (Ursus thibetanus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Trong số các loài thú đã được nhận dạng qua hóa thạch, nhiều loài có hậu duệ vẫn tồn tại trên mảnh đất hình chữ S đến ngày nay, như sơn dương, lợn rừng, mang đỏ, nhím, khỉ macaca... Ảnh: Hóa thạch răng mang đỏ (Muntiacus muntjak), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Một số loài đã tuyệt chủng ở Việt Nam từ rất lâu như gấu trúc, đười ươi. Ảnh: Hóa thạch răng đười ươi Bornean (Pongo pygmaeus), tìm thấy tại Điện Biên.Đáng buồn nhất là có những loài mới chỉ biến mất hoàn toàn ở Việt Nam trong những thập niên gần đây như tê giác và lợn vòi. Hóa thạch răng lợn vòi (Tapirus indicus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Ngoài ra, cũng phải kể đến những loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta nếu không có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu, như gấu chó, gấu ngựa, báo hoa mai... Ảnh: Hóa thạch răng gấu chó (Ursus malayanus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Hóa thạch răng Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Hóa thạch răng nhím lông (chi Hystrix), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.Hóa thạch răng lợn rừng (Sus scrofa), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Đây là những mẫu hóa thạch răng tê giác được tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên, hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Tê giác là một đại diện tiêu biểu cho động vật có vú, nhóm sinh vật được coi là tiến hóa cao nhất trong lịch sử sinh giới.
Ngược dòng thời gian, sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng cách đây 66 triệu năm đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên hoàn toàn mới, với sự trỗi dậy của động vật có vú (Mammalia). Ảnh: Hóa thạch răng báo hoa mai (Panthera pardus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Trong chuỗi chọn lọc tự nhiên của sinh giới, động vật có vú được giao “nhiệm vụ” lấp đầy các hốc sinh thái do khủng long để lại sau cuộc tuyệt chủng hàng loạt của mình. Ảnh: Hóa thạch răng một loài gấu, tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Theo tư liệu hóa thạch, động vật có vú xuất hiện từ kỷ Tam Điệp. Trong suốt 200 triệu năm của đại Trung sinh, chúng phân bố rải rác và luôn phải trốn tránh sự săn đuổi của khủng long. Ảnh: Hóa thạch răng gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Ngay sau cuộc tuyệt chủng Phấn Trắng – Cổ Cận, động vật có vú đã phát triển nhanh chóng, đa dạng hơn và chiếm lĩnh vai trò thống soái trên lục địa. Ảnh: Hóa thạch răng một loài khỉ Macaca, tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Tại Việt Nam, rất nhiều hóa thạch của các loài thú có vú đã được phát hiện, trong đó Điện Biên là địa phương có nhiều hóa thạch răng tuổi Pleistocene muộn (khoảng 40.000 đến 8.000 năm trước) phát lộ trong hang động. Ảnh: Hóa thạch răng gấu ngựa (Ursus thibetanus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Trong số các loài thú đã được nhận dạng qua hóa thạch, nhiều loài có hậu duệ vẫn tồn tại trên mảnh đất hình chữ S đến ngày nay, như sơn dương, lợn rừng, mang đỏ, nhím, khỉ macaca... Ảnh: Hóa thạch răng mang đỏ (Muntiacus muntjak), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Một số loài đã tuyệt chủng ở Việt Nam từ rất lâu như gấu trúc, đười ươi. Ảnh: Hóa thạch răng đười ươi Bornean (Pongo pygmaeus), tìm thấy tại Điện Biên.
Đáng buồn nhất là có những loài mới chỉ biến mất hoàn toàn ở Việt Nam trong những thập niên gần đây như tê giác và lợn vòi. Hóa thạch răng lợn vòi (Tapirus indicus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Ngoài ra, cũng phải kể đến những loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta nếu không có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu, như gấu chó, gấu ngựa, báo hoa mai... Ảnh: Hóa thạch răng gấu chó (Ursus malayanus), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Hóa thạch răng Sơn Dương (Capricornis milneedwardsii), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Hóa thạch răng nhím lông (chi Hystrix), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.
Hóa thạch răng lợn rừng (Sus scrofa), tìm thấy trong trầm tích hang động ở Điện Biên.