Một hổ mẹ Bengal sinh 2 con vào đầu tháng 8 và hổ mẹ còn lại sinh 3 con vài ngày trước. Những hổ con hiện đang được mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc kỹ lưỡng. Tổng số hổ Bengal tại khu du lịch này đã tăng lên 52 cá thể. Vườn Xoài hiện có hơn 90 loài động vật hoang dã quý hiếm, với quy mô bảo tồn và chăm sóc động vật được đánh giá cao. (Ảnh: Ngọc Liên/ Báo Đồng Nai)Hổ Bengal có tên khoa học là Panthera tigris tigris, loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ IUCN.Chúng được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và miền Nam Tây Tạng.Hổ Bengal chiếm khoảng một nửa số lượng hổ hoang dã trên thế giới. Chúng sống trong các loại môi trường khác nhau, bao gồm đồng cỏ, rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước.Hổ Bengal có bộ lông màu vàng-cam với các sọc đen. Răng nanh của chúng dài nhất trong số tất cả các loài thú họ mèo, từ 7,5 đến 10 cm. Hộp sọ của hổ Bengal có chiều dài lớn nhất từ 332 đến 376 mm.Hổ Bengal đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn trộm và mất môi trường sống. Tuy nhiên, các dự án bảo tồn đã giúp phục hồi số lượng hổ Bengal trong tự nhiên.Hiện tại, quần thể hổ Bengal của Ấn Độ được ước tính là khoảng 2.603-3.346 cá thể.Hổ Bengal không chỉ là biểu tượng quốc gia của Bangladesh và Ấn Độ, mà còn là một chủ đề đầy thú vị để khám phá về sự đa dạng và sức mạnh của loài động vật nàyMời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Một hổ mẹ Bengal sinh 2 con vào đầu tháng 8 và hổ mẹ còn lại sinh 3 con vài ngày trước. Những hổ con hiện đang được mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc kỹ lưỡng. Tổng số hổ Bengal tại khu du lịch này đã tăng lên 52 cá thể. Vườn Xoài hiện có hơn 90 loài động vật hoang dã quý hiếm, với quy mô bảo tồn và chăm sóc động vật được đánh giá cao. (Ảnh: Ngọc Liên/ Báo Đồng Nai)
Hổ Bengal có tên khoa học là Panthera tigris tigris, loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ IUCN.
Chúng được tìm thấy nhiều nhất tại Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và miền Nam Tây Tạng.
Hổ Bengal chiếm khoảng một nửa số lượng hổ hoang dã trên thế giới. Chúng sống trong các loại môi trường khác nhau, bao gồm đồng cỏ, rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước.
Hổ Bengal có bộ lông màu vàng-cam với các sọc đen. Răng nanh của chúng dài nhất trong số tất cả các loài thú họ mèo, từ 7,5 đến 10 cm. Hộp sọ của hổ Bengal có chiều dài lớn nhất từ 332 đến 376 mm.
Hổ Bengal đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn trộm và mất môi trường sống. Tuy nhiên, các dự án bảo tồn đã giúp phục hồi số lượng hổ Bengal trong tự nhiên.
Hiện tại, quần thể hổ Bengal của Ấn Độ được ước tính là khoảng 2.603-3.346 cá thể.
Hổ Bengal không chỉ là biểu tượng quốc gia của Bangladesh và Ấn Độ, mà còn là một chủ đề đầy thú vị để khám phá về sự đa dạng và sức mạnh của loài động vật này
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.