Lỗ thủng trên Mặt trời được nhìn thấy trong hình ảnh chụp vào ngày 10/4/ 2018, bởi Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA.
Dữ liệu từ Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA cho thấy một vùng rộng lớn nơi từ trường của mặt trời mở ra, tạo ra một khoảng cách trong không khí bên ngoài của mặt trời, được gọi là corona. Vùng này, hay còn gọi là lỗ thủng, cho phép các hạt có điện tích thoát ra và chảy về phía Trái đất trong môi trường gió mặt trời gia tăng mạnh mẽ.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Các nhà dự báo thời tiết cho rằng các luồng từ trường phát ra từ lỗ hổng này đã tạo ta một cơn bão từ lớp G1 (một cơn bão nhỏ) có thể có tác động nhẹ đến các hệ thống lưới điện, tàu vũ trụ và vệ tinh của Trái đất.
Theo Skyeweather.com, những hình ảnh từ Đài quan sát Năng lượng Mặt trời đã xác định một vệt tối màu trên bề mặt mặt trời, là vị trí mà từ đó gió mặt trời bắt nguồn sau đó hoạt động mạnh mẽ, khốc liệt.
Mời quý vị xem video: Khám phá bí ẩn của mặt trời
Khi vật liệu mặt trời chạm vào từ trường của trái đất và gây ra một sự xáo trộn - hay còn gọi là bão địa từ - nó có thể gây ra sự rớt sóng vô tuyến điện, cản trở các lưới điện trên trái đất và ảnh hưởng đến vệ tinh trên quỹ đạo.
Một cơn bão như vậy cũng có thể khuếch đại các cực quang của trái đất, làm cho chúng có thể nhìn thấy ở các vĩ độ thấp hơn bình thường.