Hiện tượng lạ trong ngôi sao Eta Carinae gây sửng sốt

Google News

(Kiến Thức) - Ngôi sao trẻ Eta Carinae tỏa sáng nổi bật trên bầu trời của bán cầu nam. Và mới đây, các nhà khoa học làm việc tại Kính viễn vọng Hubble của NASA quan sát ngôi sao này và bất ngờ tìm thấy một hiện tượng lạ.

Được biết, ngôi sao trẻ Eta Carinae có vị trí tương đối xa Trái đất (cách xa khoảng 7 nghìn năm ánh sáng, xa hơn so với khoảng cách trung bình của các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường khoảng một nghìn năm ánh sáng). Trong lần phát hiện mới đây, Kính Hubble nhìn thấy hiện tượng nhiễu loạn ánh sáng cực khủng xuất hiện quanh ngôi sao này.

Hien tuong la trong ngoi sao Eta Carinae gay sung sot
Nguồn ảnh: Phys. 

Hiện tượng nhiễu loạn ánh sáng này vây quanh hệ thống Ngôi sao trẻ Eta Carinae, với cường độ sáng gấp 5 triệu lần so với ánh sáng Mặt trời và trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất vũ trụ khi hoạt động bất thường.

Giải thích về hiện tượng này, NASA nhận định Ngôi sao trẻ Eta Carinae tiêu thụ hydro và năng lượng ánh sáng nhiều hơn, nóng hơn so với Mặt trời của chúng ta ở một số thời khắc.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Ngoài ra, do Eta Carinae nằm trong một đám mây phân tử lớn, được bao quanh bởi cấu trúc khí và bụi hai vòng giàu năng lượng. Thế nên đây cũng là một trong những nguồn cấp khiến hệ thống sao bị nhiễu loạn và hoạt động bất thường.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)