Vậy, nhiệt độ cao nhất con người có thể chịu đựng được là bao nhiêu? Câu trả lời còn phụ thuộc vào độ ẩm.Các nhà khoa học đã tìm ra được một con số: Nhiệt độ bầu ướt 35°C. Nhiệt độ bầu ướt (wet-bulb temperature) không phải là nhiệt độ không khí mà mọi người thường thấy trên các bản tin thời tiết. Nhiệt độ bầu ướt được đo bằng một chiếc nhiệt kế bọc trong một miếng vải ngâm nước, để tính được nhiệt độ bầu ướt sẽ phải dựa cả vào độ nóng và độ ẩm.Vậy câu trả lời cho câu hỏi “nhiệt độ cao nhất mà con người chịu đựng được là bao nhiêu?” sẽ còn phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường. Khi có nhiều nước trong không khí, mồ hôi sẽ khó bốc hơi và khiến cơ thể khó hạ nhiệt hơn.Theo Tiến sĩ Colin Raymond tại NASA, nếu độ ẩm thấp nhưng nhiệt độ cao hoặc ngược lại, nhiệt độ bầu ướt có thể sẽ không đạt đến điểm giới hạn của cơ thể người. Nhưng nếu cả độ ẩm và nhiệt độ đều rất cao, nhiệt độ bầu ướt có thể tăng lên mức nguy hiểm với con người.Ví dụ, khi nhiệt độ không khí là 46,1°C và độ ẩm tương đối là 30%, nhiệt độ bầu ướt chỉ khoảng 30,5°C. Nhưng khi nhiệt độ không khí là 38,9°C và độ ẩm tương đối là 77%, nhiệt độ bầu ướt sẽ rơi vào khoảng 35°C - đạt mức nguy hiểm.Tiến sĩ cũng giải thích thêm, khi cả nhiệt độ không khí và độ ẩm cùng cao, mặc dù cơ thể con người vẫn có thể đổ mồ hôi, nhưng lại không thể tự làm mát để duy trì nhiệt độ phù hợp cho các hoạt động sinh lý.Khi nhiệt độ bầu ướt là 35°C, cơ thể tăng thân nhiệt lên đến 40°C. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như mạch nhanh, thay đổi trạng thái tinh thần, không đổ mồ hôi, ngất xỉu và hôn mê.Tuy nhiên, nhiệt độ bầu ướt 35°C không thể gây tử vong ngay lập tức. Theo Tiến sĩ Raymond, sau khoảng ít nhất 3 tiếng đồng hồ chịu đựng mức nhiệt này thì cơ thể sẽ bắt đầu tăng nhiệt độ mất kiểm soát. Thời gian con người chịu đựng được mức nhiệt này vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, mức nhiệt độ bầu ướt 35°C cũng không phải con số chính xác tuyệt đối, mà sẽ giao động ở khoảng 34°C đến 36,5°C.Không chỉ là khi nhiệt độ quá cao, mà khi nhiệt độ quá thấp cũng có thể gây chết người. Ngoài ra các hoạt động như vừa tập thể dục vừa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng dễ khiến cơ thể quá nóng.Người cao tuổi, người bị béo phì, những người dùng thuốc chống loạn thần cũng gặp khó khăn khi cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ, vì vậy ngưỡng chịu đựng của những người này cũng thấp hơn. Đây là lý do tại sao đôi khi con người chết khi nhiệt độ không đạt đến nhiệt độ bầu ướt 35°C.Trong lịch sử, rất ít khu vực đạt mức nhiệt độ bầu ướt 35°C. Tuy nhiên, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến cho một số nơi đạt mức nhiệt này trong vòng vài giờ đồng hồ. Các địa điểm có nguy cơ cao tăng nhiệt độ bầu ướt 35°C trong vòng 30 đến 50 năm tới bao gồm Tây BMexico, Bắc Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Phi.Hy vọng với các nỗ lực bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính, trong tương lai sẽ không có khu vực nào phải chịu mức nhiệt này.
Vậy, nhiệt độ cao nhất con người có thể chịu đựng được là bao nhiêu? Câu trả lời còn phụ thuộc vào độ ẩm.
Các nhà khoa học đã tìm ra được một con số: Nhiệt độ bầu ướt 35°C. Nhiệt độ bầu ướt (wet-bulb temperature) không phải là nhiệt độ không khí mà mọi người thường thấy trên các bản tin thời tiết. Nhiệt độ bầu ướt được đo bằng một chiếc nhiệt kế bọc trong một miếng vải ngâm nước, để tính được nhiệt độ bầu ướt sẽ phải dựa cả vào độ nóng và độ ẩm.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi “nhiệt độ cao nhất mà con người chịu đựng được là bao nhiêu?” sẽ còn phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường. Khi có nhiều nước trong không khí, mồ hôi sẽ khó bốc hơi và khiến cơ thể khó hạ nhiệt hơn.
Theo Tiến sĩ Colin Raymond tại NASA, nếu độ ẩm thấp nhưng nhiệt độ cao hoặc ngược lại, nhiệt độ bầu ướt có thể sẽ không đạt đến điểm giới hạn của cơ thể người. Nhưng nếu cả độ ẩm và nhiệt độ đều rất cao, nhiệt độ bầu ướt có thể tăng lên mức nguy hiểm với con người.
Ví dụ, khi nhiệt độ không khí là 46,1°C và độ ẩm tương đối là 30%, nhiệt độ bầu ướt chỉ khoảng 30,5°C. Nhưng khi nhiệt độ không khí là 38,9°C và độ ẩm tương đối là 77%, nhiệt độ bầu ướt sẽ rơi vào khoảng 35°C - đạt mức nguy hiểm.
Tiến sĩ cũng giải thích thêm, khi cả nhiệt độ không khí và độ ẩm cùng cao, mặc dù cơ thể con người vẫn có thể đổ mồ hôi, nhưng lại không thể tự làm mát để duy trì nhiệt độ phù hợp cho các hoạt động sinh lý.
Khi nhiệt độ bầu ướt là 35°C, cơ thể tăng thân nhiệt lên đến 40°C. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như mạch nhanh, thay đổi trạng thái tinh thần, không đổ mồ hôi, ngất xỉu và hôn mê.
Tuy nhiên, nhiệt độ bầu ướt 35°C không thể gây tử vong ngay lập tức. Theo Tiến sĩ Raymond, sau khoảng ít nhất 3 tiếng đồng hồ chịu đựng mức nhiệt này thì cơ thể sẽ bắt đầu tăng nhiệt độ mất kiểm soát. Thời gian con người chịu đựng được mức nhiệt này vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, mức nhiệt độ bầu ướt 35°C cũng không phải con số chính xác tuyệt đối, mà sẽ giao động ở khoảng 34°C đến 36,5°C.
Không chỉ là khi nhiệt độ quá cao, mà khi nhiệt độ quá thấp cũng có thể gây chết người. Ngoài ra các hoạt động như vừa tập thể dục vừa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng dễ khiến cơ thể quá nóng.
Người cao tuổi, người bị béo phì, những người dùng thuốc chống loạn thần cũng gặp khó khăn khi cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ, vì vậy ngưỡng chịu đựng của những người này cũng thấp hơn. Đây là lý do tại sao đôi khi con người chết khi nhiệt độ không đạt đến nhiệt độ bầu ướt 35°C.
Trong lịch sử, rất ít khu vực đạt mức nhiệt độ bầu ướt 35°C. Tuy nhiên, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến cho một số nơi đạt mức nhiệt này trong vòng vài giờ đồng hồ. Các địa điểm có nguy cơ cao tăng nhiệt độ bầu ướt 35°C trong vòng 30 đến 50 năm tới bao gồm Tây BMexico, Bắc Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Phi.
Hy vọng với các nỗ lực bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính, trong tương lai sẽ không có khu vực nào phải chịu mức nhiệt này.